Vướng mắc trong xử phạt VPHC lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa

Trangtinphapluat.com tổng hợp, giới thiệu tới bạn đọc những vướng mắc, bất cập sau 10 năm thi hành Nghị định số 132/2015/NĐ-CP  quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa.

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2020 được Quốc hội thông qua ngày 13/11/2020, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/1/2022. Theo đó, tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2020 có một số nội dung liên quan trực tiếp đến Nghị định số 132/2015/NĐ-CP như tăng mức phạt tiền thuộc thẩm quyền xử phạt của Giám đốc Cảng vụ Đường thủy nội địa từ 25.000.000 đồng lên 50.000.000 đồng, một số thuật ngữ đã được thay đổi như “phá dỡ” thay bằng “tháo dỡ”…

– Nghị định số 132/2015/NĐ-CP trong quá trình triển khai thực hiện cũng bộc lộ một số hạn chế, bất cập như sau:

+ Mức tiền phạt được áp dụng trong Nghị định còn thấp, không còn phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội hiện nay, không đảm bảo tính răn đe, giáo dục;

 Vướng mắc trong xử phạt VPHC lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa
Vướng mắc trong xử phạt VPHC lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa

+ Cách chia các nhóm phương tiện tại Nghị định chưa thống nhất, chưa được phù hợp tương ứng với mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm.

+ Chưa có chế tài xử lý đối với các hành vi vi phạm (như không ghi hoặc ghi chép không đầy đủ Sổ nhật ký hành trình, Sổ nhật ký máy; không có dấu hiệu chỉ dẫn, cảnh báo nơi nguy hiểm, dễ cháy, dễ nổ và thuyền viên không biết sử dụng các trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy…);

– Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về nội dung là cơ sở ban hành Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa được sửa đổi, bổ sung thay thế nên cần điều chỉnh các hành vi quy định tại Nghị định số 132/2015/NĐ-CP cho phù hợp, cụ thể như sau:

+ Nghị định số 128/2018/NĐ-CP ngày 24/9/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung các Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực đường thủy nội địa (gồm: Nghị định số 110/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014; Nghị định số 78/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016; Nghị định số 24/2015/NĐ-CP ngày 27/02/2015), trong đó, nhiều nội dung liên quan đến các quy định tại Nghị định số 132/2015/NĐ-CP như quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đóng mới, hoán cải, sửa chữa, phục hồi phương tiện thủy nội địa, điều kiện kinh doanh vận tải thủy nội địa;

+ Nghị định số 159/2018/NĐ-CP ngày 28/11/2018 của Chính phủ về quản lý hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển và vùng nước đường thủy nội địa, Nghị định 48/2019/NĐ-CP ngày 05/6/2019 quy định về quản lý hoạt động của phương tiện phục vụ vui chơi, giải trí dưới nước, trong đó có nhiều hành vi liên quan đến hoạt động nạo vét, phương tiện phục vụ vui chơi, giải trí dưới nước mà chưa được quy định tại Nghị định số 132/2015/NĐ-CP;

+ Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019 quy định cấm: “Thuyền viên, người lái phương tiện đang làm việc trên phương tiện mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn hoặc có các chất kích thích khác mà luật cấm sử dụng”. Vì vậy, cần điều chỉnh các hành vi quy định tại Nghị định số 132/2015/NĐ-CP cho phù hợp.

+  Nghị định số 08/2021/NĐ-CP ngày 28/01/2021 của Chính phủ quy định về quản lý hoạt động đường thủy nội địa, trong đó, nhiều nội dung quy định về điều kiện, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư, xây dựng, khai thác giao thông vận tải ĐTNĐ đã được thay đổi.

– Một số Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực chuyên ngành có liên quan đến hoạt động giao thông đường thủy nội địa có sự bổ sung, điều chỉnh hành vi và mức xử phạt, đòi hỏi Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa cần có sự cập nhật, điều chỉnh tương ứng để đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật như Nghị định số 142/2017/NĐ-CP ngày 11/12/2017 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải, Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; Nghị định số 36/2020/NĐ-CP ngày 24/3/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản; Nghị định số 23/2020/NĐ-CP ngày 24/2/2020 của Chính phủ quy định về quản lý cát, sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ bãi sông…

Rubi

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *