Đề cương tuyên truyền pháp luật cho học sinh tiểu học

 Đề cương tuyên truyên pháp luật cho học sinh tiểu học nội dung bao gồm:Các câu hỏi đáp liên quan đến quyền và bổn phận của trẻ em theo Luật Trẻ em, Luật Hôn nhân và gia đình và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

Các tình huống thực tế liên quan đến quyền, bổn phận của trẻ em tiểu học…

Câu 1. Khi sinh ra, em A (10 tuổi) đã có vết bớt to màu đen che gần nửa khuôn mặt. Cô H không muốn nhận A vào lớp cô chủ nhiệm và đề xuất  Ban Giám hiệu nhà trường chuyển em A sang lớp khác. Hành vi của cô H có vi phạm pháp luật không?

Trả lời:

Theo Khoản 8, Điều 6 Luật Trẻ em năm 2016, “Kỳ thị, phân biệt đối xử với trẻ em vì đặc điểm cá nhân, hoàn cảnh gia đình, giới tính, dân tộc, quốc tịch, tín ngưỡng, tôn giáo của trẻ em” là một trong những hành vi bị nghiêm cấm.

Hành vi của cô H với em A là hành vi kỳ thị với những đặc điểm riêng về ngoại hình của em A. Do vậy, theo quy định, hành vi của cô A là hành vi vi phạm Luật Trẻ em năm 2016.

Câu 2. Lên lớp 3, N được bố mẹ dành cho một phòng ngủ riêng để nghỉ ngơi, học tập. Trong 1 lần dọn dẹp phòng của N, mẹ N phát hiện em có một cuốn sổ riêng được viết ở bìa là Sổ nhật ký. Mẹ tò mò muốn đọc xem em có suy nghĩ, tâm tư gì. Xong bố N biết chuyện đã can ngăn mẹ không được làm thế vì trẻ em có quyền bí mật đời sống riêng tư, bố mẹ cần tôn trọng quyền này của các con. Vậy quyền bí mật đời sống riêng tư của trẻ em được quy định như thế nào?

Trả lời:

Theo Điều 21 Luật Trẻ em năm 2016, trẻ em có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình vì lợi ích tốt nhất của trẻ em. Trẻ em được pháp luật bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác; được bảo vệ và chống lại sự can thiệp trái pháp luật đối với thông tin riêng tư.

Quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân còn được quy định tại Điều 21 Hiến pháp năm 2013, Điều 38 Bộ luật dân sự năm 2015, cụ thể:

– Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình.
Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn

Đề cương tuyên truyền pháp luật cho học sinh tiểu học
Đề cương tuyên truyền pháp luật cho học sinh tiểu học

– Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác. Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác.

Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.

Do vậy, nếu mẹ M tự ý xem trộm nhật ký của con là vi phạm quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân. Mẹ M nên thường xuyên quan tâm, hỏi han động viên để em tự chia sẻ suy nghĩ, tâm tư, tình cảm của mình.

Liên hệ kesitinh355@gmail.com để tải đề cương

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *