Tổng hợp các văn bản được ban hành từ ngày 14/8 đến 20/8/2017

  1. Hướng dẫn cấp phép lao động cho người nước ngoài

Ngày 15/8/2017, Bộ LĐ-TB&XH ban hành Thông tư 23/2017/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện thủ tục cấp giấy phép lao động (GPLĐ) cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam qua mạng điện tử. Theo đó:

– NSDLĐ khai thông tin vào tờ khai và nộp hồ sơ đề nghị cấp GPLĐ đến cơ quan cấp GPLĐ qua cổng thông tin điện tử trước ít nhất 7 ngày làm việc kể từ ngày NLĐ nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc.

– Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tờ khai và hồ sơ đề nghị cấp GPLĐ, cơ quan cấp GPLĐ trả lời kết quả qua thư điện tử cho NSDLĐ, nếu hồ sơ chưa phù hợp thì đề nghị bổ sung.

– Sau khi nhận được trả lời hồ sơ phù hợp, NSDLĐ nộp bản gốc hồ sơ đề nghị cấp GPLĐ đến cơ quan cấp GPLĐ để kiểm tra, đối chiếu và lưu theo quy định.

– Cơ quan cấp GPLĐ phải trả kết quả cho NSDLĐ trong thời hạn không quá 8 giờ làm việc kể từ khi nhận được bản gốc hồ sơ đề nghị cấp GPLĐ.

Thông tư 23/2017/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 02/10/2017.

  1. Trong năm 2017 và năm 2018 Chính phủ sẽ trình 16 Luật

Đây là nội dung tại Quyết định 1183/QĐ-TTg ngày 11/8/2017 về việc soạn thảo, thời hạn trình các dự án luật theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2017 được điều chỉnh và Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018.

Ban hành văn bản pháp luật năm 2018
Ban hành văn bản pháp luật năm 2018

Theo đó, vào tháng 8/2017, các Luật sau phải được trình Chính phủ phê duyệt:

– Luật Cạnh tranh sửa đổi;

– Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt;

– Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế bảo về môi trường;

– Luật Phòng, chống tham nhũng sửa đổi;

Ngoài ra, trong năm 2018 cũng sẽ có nhiều Luật quan trọng được xây dựng và trình Chính phủ:

– Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đặc xá;

– Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án hình sự;

– Luật Công an xã;

– Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục;

– Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học;

– Luật Chăn nuôi;

– Luật Trồng trọt;

– Luật Cảnh sát biển;

– Luật Quản lý phát triển đô thị;

– Luật Kiến trúc;

– Luật Dân số;

– Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia

  1. 60 thủ tục hành chính có thể được thực hiện qua dịch vụ bưu chính công ích thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Ngày 16/8/2017 Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định số 2753/QĐ-BGDĐT công bố 60 thủ tục hành chính thực hiện qua dịch vụ công ích thuộc phạm vị quản lý của  trên 10 lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ giáo dục và đào tạo trong đó

– Lĩnh vực Giáo dục Đại học: 11 thủ tục hành chính (chi tiết tại phụ lục I);

– Lĩnh vực Pháp chế: 04 thủ tục hành chính (chi tiết tại phụ lục II);

– Lĩnh vực Hợp tác Quốc tế: 19 thủ tục hành chính (chi tiết tại phụ lục III);

– Lĩnh vực Tổ chức Cán bộ: 11 thủ tục hành chính (chi tiết tại phụ lục IV);

– Lĩnh vực Thi đua Khen thưởng: 07 thủ tục hành chính (chi tiết tại phụ lục V);

– Lĩnh vực Giáo dục Mầm non: 04 thủ tục hành chính (chi tiết tại phụ lục VI);

– Lĩnh vực Công tác chính trị, Học sinh – Sinh viên: 02 thủ tục hành chính (chi tiết tại phụ lục VII);

– Lĩnh vực Giáo dục Dân tộc: 01 thủ tục hành chính (chi tiết tại phụ lục VIII);

– Lĩnh vực Giáo dục Quốc phòng – An ninh: 01 thủ tục hành chính (chi tiết tại phụ lục IX).

  1. Bãi bỏ Danh mục sản phẩm, hàng hóa phải kiểm tra chất lượng

Ngày 17/08/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 37/2017/QĐ-TTg về việc bãi bỏ Quyết định số 50/2006/QĐ-TTg ngày 07/03/2006 về việc ban hành Danh mục sản phẩm hàng hóa phải kiểm tra về chất lượng.

Trước đây, Danh mục sản phẩm, hàng hóa phải kiểm tra về chất lượng được quy định gồm các sản phẩm, hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Y tế; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Thủy sản; Bộ Giao thông Vận tải…; trong đó có: Trang thiết bị và công trình y tế; Vắc xin phòng bệnh; Thuốc bảo vệ thực vật; Phân bón; Thức ăn chăn nuôi; Mũ bảo vệ cho người đi xe máy; Đồ chơi dành cho trẻ em dưới 36 tháng tuổi…

Từ thời điểm ngày 05/10/2017 – ngày Quyết định này có hiệu lực – Danh mục nêu trên sẽ không còn được áp dụng.

  1. Triển khai hệ thống thông tin quản lý xét nghiệm

Ngày 16/08/2017, Bộ Y tế đã ban hành Hướng dẫn triển khai hệ thống thông tin quản lý xét nghiệm tại các cơ sở khám, chữa bệnh kèm theo Quyết định số 3725/QĐ-BYT.

Theo đó, hệ thống thông tin quản lý xét nghiệm sẽ được triển khai, vận hành tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong cả nước. Hệ thống này tiếp nhận các thông tin về người bệnh; thông tin bệnh phẩm; thông tin chỉ định xét nghiệm.

Từ đó, Hệ thống cho phép tra cứu thông tin người bệnh, bệnh phẩm theo nhiều tiêu chí như mã bệnh phẩm, tên bệnh phẩm, trạng thái, thời gian, lịch sử thực hiện xét nghiệm và cho phép hiển thị, in kết quả tìm kiếm. Đồng thời, cho phép quản lý danh sách, thông tin chi tiết các chỉ định và kết quả xét nghiệm đã thực hiện; quản lý được trạng thái của quá trình xét nghiệm.

Về quản lý kết quả xét nghiệm, Hệ thống cho phép cập nhật, lưu trữ, hiển thị các kết quả xét nghiệm của người bệnh đã được thực hiện tại khoa cận lâm sàng kèm theo thông tin người bệnh; Có cảnh báo kết quả bất thường nếu nằm ngoài giá trị bình thường; Có ghi chú kết quả (nếu cần); Cho phép khóa kết quả xét nghiệm khi đã hoàn thành; In phiếu kết quả theo mẫu và cho phép kết xuất ra các file định dạng thông thường.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

  1. Người tham gia giao thông được dùng bản sao y đăng ký xe nếu không có giấy tờ gốc phương tiện vì đã thế chấp tại tổ chức tín dụng.

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Công văn 8601/VPCP-CN ngày 15/8/2017 về sử dụng Giấy đăng ký phương tiện giao thông (PTGT) trong trường hợp thế chấp phương tiện tại tổ chức tín dụng (TCTD).

Theo đó, để giải quyết vướng mắc trong trường hợp người tham gia giao thông không có giấy tờ gốc phương tiện vì đã thế chấp tại TCTD, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình có ý kiến như sau:

– Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông trên lãnh thổ Việt Nam được sử dụng bản sao chứng thực Giấy đăng ký PTGT, kèm theo bản gốc Giấy biên nhận của TCTD còn hiệu lực để thay cho bản chính.

– Giao Ngân hàng Nhà nước ban hành văn bản hướng dẫn các TCTD cấp Giấy biên nhận và chỉ cấp 01 bản gốc Giấy biên nhận có thời gian phù hợp với thời gian thế chấp phương tiện trong tháng 8/2017.

Bên cạnh đó, yêu cầu Bộ Giao Thông vận tải, Bộ Công an có trách nhiệm hướng dẫn các lực lượng có thẩm quyền xử phạt, Thanh tra giao thông vận tải thực hiện ý kiến chỉ đạo trên trong khi thi hành công vụ.

7. Doanh nghiệp kiểm toán được tham gia kiểm toán một số đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước

Ngày 15/8/2017, Kiểm toán nhà nước ban hành Quyết định 09/2017/QĐ-KTNN về Quy chế ủy thác hoặc thuê doanh nghiệp kiểm toán thực hiện kiểm toán, có hiệu lực từ ngày 29/9/2017, theo đó Kiểm toán nhà nước được ủy thác hoặc thuê doanh nghiệp kiểm toán thực hiện kiểm toán tại một số cơ quan, đơn vị có sử dụng ngân sách nhà nước, cụ thể:

 Kiểm toán nhà nước được uỷ thác hoặc thuê doanh nghiệp kiểm toán thực hiện kiểm toán các cơ quan, tổ chức:

– Tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước.

– Ban Quản lý dự án đầu tư có nguồn kinh phí ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước; nguồn kinh phí ODA, NGO (khi có yêu cầu).

– Hội, liên hiệp hội, tổng hội và các tổ chức khác được ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí hoạt động.

– Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, doanh nghiệp có góp vốn của nhà nước từ 50% vốn điều lệ trở xuống; doanh nghiệp quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công.

– Các đơn vị nhận trợ giá, trợ cấp của Nhà nước, đơn vị có nợ vay được Nhà nước bảo lãnh.

– Các cơ quan, tổ chức khác do Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định.

Quyết định cũng nêu rõ Kiểm toán nhà nước không ủy thác hoặc thuê doanh nghiệp kiểm toán thực hiện kiểm toán các cơ quan, tổ chức sau:

– Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan khác của trung ương.

– Cơ quan được giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà nước các cấp.

– Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các cấp, cơ quan khác của địa phương.

– Đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.

– Đơn vị quản lý quỹ dự trữ của Nhà nước, quỹ dự trữ của các ngành, các cấp, quỹ tài chính khác của Nhà nước.

– Tổ chức quản lý tài sản quốc gia.

– Tổ chức chính trị.

– Các cơ quan, tổ chức sử dụng, quản lý tài chính công, tài sản công thuộc bí mật nhà nước.

8. Chế độ và biểu mẫu báo cáo tình hình thực hiện, thanh toán vốn đầu tư công

Ngày 15/8/2017, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 82/2017/TT-BTC quy định về chế độ và biểu mẫu báo cáo tình hình thực hiện, thanh toán kế hoạch vốn đầu tư công.

Theo Thông tư, số liệu báo cáo tình hình thực hiện, thanh toán các nguồn vốn đầu tư công trung hạn và hằng năm phải kịp thời, chính xác, trung thực, đầy đủ các nội dung thông tin của dự án theo từng nguồn vốn và đúng thời gian quy định.

Đồng thời phải có thuyết minh các tồn tại, vướng mắc, các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện giao kế hoạch, kiểm soát thanh toán vốn đầu tư công theo kế hoạch; đề xuất các biện pháp tháo gỡ có liên quan đến công tác quản lý, thanh toán vốn đầu tư công.

Danh mục dự án, số vốn bố trí cho từng dự án, từng chương trình của từng bộ, ngành, địa phương đảm bảo đúng các quyết định giao kế hoạch vốn của cấp có thẩm quyền (bao gồm kế hoạch năm, kế hoạch bổ sung, kế hoạch kéo dài, kế hoạch điều chỉnh).

Đối với nguồn vốn đầu tư công thuộc địa phương quản lý, trường hợp hội đồng nhân dân các cấp giao kế hoạch vốn (nguồn vốn trong cân đối ngân sách địa phương, vốn đầu tư công khác do địa phương quản lý) cao hơn hoặc bổ sung ngoài kế hoạch vốn đầu tư công do Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ giao thì địa phương phải có giải trình rõ các nguồn vốn giao tăng, nguồn vốn giao bổ sung trong kế hoạch và tổng hợp đầy đủ vào cột giao kế hoạch vốn của địa phương quy định tại Thông tư này.

Hằng tháng các cơ quan, đơn vị tổng hợp, báo cáo tổng số vốn đã thanh toán theo từng nguồn vốn, từng chương trình, từng cấp ngân sách của từng địa phương và của từng bộ, ngành. Hằng quý, hằng năm, giữa kỳ, cả giai đoạn trung hạn tổng hợp báo cáo tình hình thanh toán vốn chi tiết tới từng dự án theo đúng quy định tại các biểu mẫu báo cáo tại Thông tư này.

Tỷ lệ giải ngân vốn hằng tháng, hằng quý, hằng năm, giữa kỳ và cả giai đoạn trung hạn phải được tính trên tổng số kế hoạch vốn đầu tư công được cấp có thẩm quyền giao hằng năm và trung hạn theo quy định…

Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/10/2017 và thay thế Thông tư số 99/2013/TT-BTC ngày 26/7/2013 của Bộ Tài chính.

II. VĂN BẢN ĐỊA PHƯƠNG

 Quy định mới về lệ phí hộ tịch, đăng ký cư trú và chứng minh nhân dân

Theo Nghị quyết 28/2017/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Quảng Nam Sửa đổi quy định về lệ phí hộ tịch, lệ phí đăng ký cư trú, lệ phí chứng minh nhân dân, quy định tại Khoản 3, Điều 15, Nghị quyết số 33/2016/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh về quy định đối với một số loại phí, lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh như sau:

– Đối với lệ phí hộ tịch

+ Trẻ em, hộ nghèo, người cao tuổi, người khuyết tật; người có công với cách mạng và thân nhân người có công theo Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng; người dân sinh sống tại các xã, thôn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; đồng bào dân tộc thiểu số ở các huyện miền núi.

+ Đăng ký khai sinh đúng hạn, khai tử đúng hạn; đăng ký giám hộ, chấm dứt giám hộ; đăng ký kết hôn của công dân Việt Nam cư trú ở trong nước thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã; đăng ký khai sinh đúng hạn, khai tử đúng hạn, đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã ở khu vực biên giới.

– Đối với lệ phí đăng ký cư trú

+ Trẻ em, hộ nghèo, người cao tuổi, người khuyết tật; người có công với cách mạng và thân nhân người có công theo Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng; người dân sinh sống tại các xã, thôn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; đồng bào dân tộc thiểu số ở các huyện miền núi; công dân dưới 18 tuổi mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa, công dân thường trú tại các xã biên giới.

+ Điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú do Nhà nước thay đổi địa giới hành chính, tên đường phố, số nhà; xóa tên trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú.

+ Điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú khi có sai sót về thông tin trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú do lỗi của cơ quan quản lý cư trú.

– Đối với lệ phí chứng minh nhân dân

+ Trẻ em, hộ nghèo, người cao tuổi, người khuyết tật; người có công với cách mạng và thân nhân người có công theo Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng; người dân sinh sống tại các xã, thôn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; đồng bào dân tộc thiểu số ở các huyện miền núi; công dân dưới 18 tuổi mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa, công dân thường trú tại các xã biên giới.

+ Cấp đổi chứng minh nhân dân do Nhà nước thay đổi địa giới hành chính, tên đường phố, số nhà.

+ Cấp đổi chứng minh nhân dân khi có sai sót về thông tin trên chứng minh nhân dân do lỗi của cơ quan quản lý chứng minh nhân dân.

– Sửa đổi mức thu lệ phí hộ tịch, lệ phí đăng ký cư trú, lệ phí chứng minh nhân dân quy định tại Khoản 4, Điều 15, Nghị quyết số 33/2016/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh như sau:

+ Lệ phí hộ tịch

Mức thu áp dụng đối với việc đăng ký hộ tịch tại Ủy ban nhân dân cấp xã:

ĐVT: đồng/trường hợp

TTNội dungMức thu
1Khai sinh (bao gồm: đăng ký khai sinh không đúng hạn, đăng ký lại khai sinh, đăng ký khai sinh cho người đã có hồ sơ, giấy tờ cá nhân)10.000
2Khai tử (bao gồm: đăng ký khai tử không đúng hạn, đăng ký lại khai tử)10.000
3Kết hôn (đăng ký lại kết hôn)30.000
4Nhận cha, mẹ, con15.000
5Thay đổi, cải chính hộ tịch cho người chưa đủ 14 tuổi; bổ sung hộ tịch15.000
6Xác nhận hoặc ghi vào Sổ hộ tịch các việc hộ tịch khác hoặc đăng ký hộ tịch khác10.000

Mức thu áp dụng đối với việc đăng ký hộ tịch tại Ủy ban nhân dân cấp huyện:

ĐVT: đồng/trường hợp

TTNội dungMức thu
1Khai sinh (bao gồm: đăng ký khai sinh đúng hạn, không đúng hạn, đăng ký lại khai sinh, đăng ký khai sinh cho người đã có hồ sơ, giấy tờ cá nhân)75.000
2Khai tử (bao gồm: đăng ký khai tử đúng hạn, không đúng hạn, đăng ký lại khai tử)75.000
3Kết hôn (bao gồm đăng ký kết hôn mới, đăng ký lại kết hôn)1.500.000
4Giám hộ, chấm dứt giám hộ75.000
5Nhận cha, mẹ, con1.500.000
6Thay đổi, cải chính hộ tịch cho người từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú trong nước; xác định lại dân tộc; thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch có yếu tố nước ngoài.30.000
7Ghi vào Sổ hộ tịch việc hộ tịch của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài75.000
8Đăng ký hộ tịch khác75.000

Lệ phí đăng ký cư trú

ĐVT: đồng/lần đăng ký

TTNội dungMức thu
Các phường thuộc thành phố Tam Kỳ, Hội An và thị xã Điện BànKhu vực khác
1Cấp mới, cấp lại, cấp đổi sổ hộ khẩu; sổ tạm trú cho hộ gia đình, cho cá nhân20.00010.000
2Đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú cả hộ hoặc một người nhưng không cấp sổ hộ khẩu, sổ tạm trú.10.0005.000
3Điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú.10.0005.000
4Gia hạn tạm trú.10.0005.000

Lệ phí chứng minh nhân dân

ĐVT: đồng/lần cấp

Nội dungMức thu
Các phường thuộc thành phố Tam Kỳ, Hội An và thị xã Điện BànKhu vực khác
Cấp lần đầu, cấp lại, cấp đổi.10.0005.000

 

Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 8 năm 2017./.

Rubi

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *