So sánh Luật Phòng chống tham nhũng 2018 với Luật 2005 – phần 4

Luật Phòng chống tham nhũng năm 2018 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 20 tháng 11 năm 2018, có hiệu lực 01/7/2019, thay thế cho Luật Phòng chống tham nhũng năm 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2007, năm 2012.

Để bạn đọc hiểu rõ những điểm mới của Luật Phòng chống tham nhũng năm 2018 với Luật Phòng chống tham nhũng năm 2005, trangtinphapluat.com giới thiệu PHẦN 2 so sánh giữa 2 Luật 2018 và Luật 2005 như sau:

Đọc So sánh Luật Phòng chống tham nhũng 2018 với Luật 2005 – phần 1

Đọc So sánh Luật Phòng chống tham nhũng 2018 với Luật 2005 – phần 2

Đọc So sánh Luật Phòng chống tham nhũng 2018 với Luật 2005 – phần 3

Đọc So sánh Luật Phòng chống tham nhũng 2018 với Luật 2005 – phần cuối

1. Quy định về thanh toán không dùng tiền mặt

– Luật Phòng chống tham nhũng 2005 cũng có quy định về việc thanh toán thông qua tài khoản tại ngân hàng, kho bạc nhà nước. Chính phủ áp dụng các giải pháp tài chính, công nghệ tiến tới thực hiện mọi khoản chi đối với người có chức vụ, quyền hạn  và các giao dịch khác sử dụng ngân sách nhà nước phải thông qua tài khoản.

Mặc dù Luật quy định như trên nhưng thực tiễn 10 năm thi hành Luật phòng chống tham nhũng thì: Việc trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương ngân sách nhà nước tiếp tục được mở rộng (đạt trên 72% số cơ quan, tổ chức, đơn vị hưởng lương từ ngân sách nhà nước). Tuy nhiên, Việc thanh toán bằng tiền mặt vẫn còn phổ biến, gây khó khăn cho việc phát hiện các hành vi trốn thuế, rửa tiền, tham nhũng… Tuy nhiên, hành lang pháp lý trong lĩnh vực thanh toán không dùng tiền mặt chưa hoàn thiện, cơ sở hạ tầng về công nghệ chưa đáp ứng được yêu cầu.

– Luật Phòng chống tham nhũng 2018 cơ bản kế thừa Luật 2005, tuy nhiên quy định rõ hơn những khoản thu, chi  không dùng tiền mặt, cụ thể:

+ Cơ quan, tổ chức, đơn vị phải thực hiện việc thanh toán không dùng tiền mặt đối với các khoản thu, chi sau đây:

> Các khoản thu, chcó giá trị lớn tại địa bàn đáp ứng điều kiện về cơ sở hạ tầng để thực hiện việc thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định của Chính phủ;

Quy định thanh toán không dùng tiền mặt
Quy định thanh toán không dùng tiền mặt

> Các khoản chi lương, thưởng và chi khác có tính chất thường xuyên.

Luật 2018 giao Chính phủ áp dụng biện pháp tài chính, công nghệ để giảm việc sử dụng tiền mặt trong các giao dịch.

2. Kiểm soát tài sản, thu nhập

Luật PCTN 2005 quy định cơ quan có thẩm quyền kiểm soát tài sản, thu nhập là cơ quan quản lý người có nghĩa vụ kê khai tài sản. Quy định này dẫn đến quá nhiều cơ quan có chức năng quản lý bản kê khai và xác minh tài sản, thu nhập; cán bộ làm công tác này thực chất là cán bộ làm công tác tổ chức, thiếu nghiệp vụ, kinh nghiệm về kiểm soát tài sản, thu nhập dẫn đến việc thực hiện còn hình thức, hiệu quả thấp.

(Xem slide bài giảng tuyên truyền Luật phòng, chống tham nhũng 2018)

Để khắc phục những hạn chế này thì Luật Phòng chống tham nhũng 2018 sửa đổi mô hình cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập cần theo hướng tăng cường một bước tính tập trung, nhưng đồng thời cũng phải phù hợp với thực tiễn tổ chức bộ máy nhà nước ta hiện nay, bảo đảm tính khả thi.Cụ thể có các cơ quan kiếm soát tài sản thu nhập như: Thanh tra chính phủ, thanh tra tỉnh, Bộ, cơ quan ngang bộ, Văn phòng Chủ tịch nước, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao…(Điều 30).

3. Nghĩa vụ kê khai tài sản

Luật năm 2005 chỉ quy định một số đối tượng phải kê khai tài sản như: Một số cán bộ, công chức tại xã, phường, thị trấn; người làm công tác quản lý ngân sách, tài sản của Nhà nước hoặc trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân; Cán bộ từ Phó trưởng phòng của Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trở lên và tương đương trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị; người ứng cử đại biểu quốc hội, HĐND.

Kiểm soát tài sản, thu nhập của CBCC
Nghĩa vụ kê khai tài sản của CBCC

Theo thống kê thì từ 2005 Đến 2015 tỷ lệ kê khai tài sản, thu nhập đúng thời hạn đã đạt 99,5%, công khai đạt tỷ lệ 98,3%. Qua 10 năm đã xác minh được 4.859 trường hợp, phát hiện, xử lý kỷ luật 17 người kê khai tài sản không trung thực. Ngoài ra, còn có 70 người bị xử lý kỷ luật do vi phạm quy định về tổ chức thực hiện việc kê khai tài sản, thu nhập. Tuy nhiên, Việc kê khai tài sản, thu nhập còn nặng về hình thức; hầu hết các bản kê khai chưa được kiểm tra, xác minh, kiểm chứng; chưa giúp cho các cơ quan chức năng kiểm soát được những biến động về tài sản của người có chức vụ, quyền hạn; nhiều cơ quan, đơn vị chưa nắm đầy đủ trình tự, thủ tục kê khai và công khai; còn lúng túng trong việc hướng dẫn nguyên tắc, phạm vi biến động tài sản, loại tài sản, thu nhập phải kê khai, giải trình…

(Nội dung tuyên truyền pháp luật về phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2019-2021)

Để phòng ngừa tham nhũng, Luật 2018 quy định tất cả cán bộ, công chức, người ứng cử đại biểu QH, HĐND phải kê khai tài sản; bổ sung đối tượng là Sĩ quan Công an nhân dân; sĩ quan Quân đội nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp; Người giữ chức vụ từ Phó trưởng phòng và tương đương trở lên công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước, người được cử làm đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, phải kê khai tài sản.

4. Tài sản, thu nhập phải kê khai

Luật 2018 bên cạnh việc kế thừa Luật 2005 còn bổ sung tài sản, thu nhập phải kê khai như: công trình xây dựng và tài sản khác gắn liền với đất, nhà ở, công trình xây dựng; Tổng thu nhập giữa 02 lần kê khai.

Bỏ quy định kê khai: Thu nhập phải chịu thuế theo quy định của pháp luật.

5. Phương thức và thời điểm kê khai tài sản, thu nhập

Luật 2005 chỉ quy định Việc kê khai tài sản được thực hiện hằng năm tại cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người có nghĩa vụ kê khai làm việc và được hoàn thành chậm nhất vào ngày 31 tháng 12.

Luật 2018 quy định 4 trường hợp phải kê khai: Kê khai lần đầu; Kê khai bổ sung được thực hiện khi người có nghĩa vụ kê khai có biến động về tài sản, thu nhập trong năm có giá trị từ 300.000.000 đồng trở lên; Kê khai hằng năm; Kê khai phục vụ công tác cán bộ

6. Theo dõi biến động tài sản, thu nhập

Luật 2005 giao Chính phủ quy định mức giá trị tài sản tăng thêm và việc xác định giá trị tài sản tăng thêm, thẩm quyền yêu cầu giải trình, trách nhiệm của người giải trình, trình tự, thủ tục của việc giải trình.

Luật 2018 quy định cụ thể chứ không giao Chính phủ quy định như Luật 2005, cụ thể:

Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập theo dõi biến động về tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai thông qua phân tích, đánh giá thông tin từ bản kê khai hoặc từ các nguồn thông tin khác.

Trường hợp phát hiện tài sản, thu nhập có biến động từ 300.000.000 đồng trở lên so với tài sản, thu nhập đã kê khai lần liền trước đó mà người có nghĩa vụ kê khai không kê khai thì Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập có quyền yêu cầu người đó cung cấp, bổ sung thông tin có liên quan; trường hợp tài sản, thu nhập có biến động tăng thì phải giải trình về nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm.

Phần tiế theo sẽ đăng tải vào ngày 25/01/2019, mời bạn đọc theo dõi.

Rubi

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *