Bộ câu hỏi trắc nghiệm tìm hiểu về pháp luật nghĩa vụ quân sự

15 câu hỏi trắc nghiệm tìm hiểu về pháp luật nghĩa vụ quân sự do trangtinphapluat.com biên soạn dựa trên Luật Nghĩa vụ quân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Nghĩa vụ quân sự, Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017;Nghị định 120/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; Nghị định 37/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của Việt Nam

Câu 1. Công dân nữ trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự trong thời bình có được phục vụ tại ngũ?

a) Không

b) Được, khi quân đội có nhu cầu

c) Được trong một số trường hợp thật đặc biệt

d) Được khi họ tự nguyện và quân đội có nhu cầu

Đáp án D

Câu 2. Đối tượng đăng ký nghĩa vụ quân sự bao gồm

a) Công dân nam đủ 17 tuổi trở lên và công dân nữ quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật Nghĩa vụ quân sự đủ 17 tuổi trở lên

b) Công dân nam đủ 17 tuổi trở lên và công dân nữ quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật Nghĩa vụ quân sự đủ 18 tuổi trở lên

c) Chỉ công dân nam

d) Mọi công dân nam đủ 17 tuổi trở lên và mọi công dân nữ đủ 18 tuổi trở lên

Đáp án B

(Xem slide bài giảng Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm tìm hiểu Luật Nghĩa vụ quân sự
Bộ câu hỏi trắc nghiệm tìm hiểu Luật Nghĩa vụ quân sự

Câu 3. Những đối tượng nào được miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự

a) Người khuyết tật, người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh tâm thần hoặc bệnh mãn tính theo quy định của pháp luật.

b) Người khuyết tật, người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh tâm thần theo quy định của pháp luật.

(Hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực nghĩa vụ quân sự)

c) Người khuyết tật, bệnh tâm thần hoặc bệnh mãn tính theo quy định của pháp luật.

d) Người tàn tật tật, người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh tâm thần hoặc bệnh mãn tính theo quy định của pháp luật.

Đáp án A

(Quy định mới về các trường hợp tạm hoãn, miễn gọi nghĩa vụ quân sự)

Câu 4. Thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan, binh sĩ là:

a) 18 tháng

b) 20 tháng

c) 22 tháng

d) 24 tháng

Đáp án D

Câu 5. Độ tuổi gọi công dân nhập ngũ trong thời bình là bao nhiêu

a) Từ 18 đến 25 tuổi

b) Từ 18 đến hết 25 tuổi

c) Từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi

d) Từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi, riêng đối với công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.

Đáp án D

Câu 6. Trường hợp nào sau đây được tạm hoãn gọi nhập ngũ

a) Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe;

b) Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định;

c) Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trongthời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo.

d) Tất cả trường hợp trên

Đáp án D

Câu 7. Trường hợp nào sau đây được miễn gọi nhập ngũ

a) Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một;

b) Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ;

c) Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%;

d) Cả a và b

Đáp án D

Câu 8.  Công dân đang làm việc tại cơ quan, tổ chức trong thời gian thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự, khám, kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự thì được  hưởng các chế độ gì?

a) Được trả nguyên lương, tiền tàu xe và các khoản phụ cấp hiện hưởng

b Được trả nguyên lương, tiền tàu xe

c) Được trả nguyên lương

d) được trả tiền tàu xe và các khoản phụ cấp hiện hưởng.

Câu 9. Lệnh gọi khám sức khỏe phải được giao cho công dân trước thời điểm khám sức khỏe bao nhiêu ngày?

a) 10 ngày

b) 15 ngày

c) 20 ngày

d) 35 ngày

Đáp án B

Câu 10. Hành vi không đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu đối với công dân nam đủ 17 tuổi trong năm thuộc diện phải đăng ký nghĩa vụ quân sự thì bị xử lý như thế nào?

a) Phạt cảnh cáo

b) Phạt tiền

c) Truy cứu trách nhiệm hình sự

Đáp án A

Không chấp hành lệnh khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự

Không chấp hành lệnh khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự

Câu 11. Hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm kiểm tra, khám sức khỏe ghi trong lệnh gọi kiểm tra hoặc khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng thì bị xử phạt tiền như thế nào?

a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng

b) Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 9.000.000 đồng

c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng

d) Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng

Đáp án C

(Hướng dẫn xử lý hành vi chống lệnh gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự)

Câu 12. Hành vi cố ý không nhận lệnh gọi kiểm tra, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng  thì bị xử phạt tiền như thế nào?

a) Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng

b) Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng

c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng

d) Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng

Đáp án B

Câu 13. Người được khám sức khỏe có hành vi gian dối làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của mình nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự  thì bị xử phạt tiền như thế nào?

a) Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng

b) Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng

c) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 17.000.000 đồng

d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng

Đáp án D

Câu 14. Hành vi Đưa tiền, tài sản, hoặc lợi ích vật chất khác trị giá đến dưới 2.000.000 đồng cho cán bộ, nhân viên y tế hoặc người khác để làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của người được kiểm tra hoặc người được khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự  thì bị xử phạt tiền như thế nào?

a) Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng

b) Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng

c) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 17.000.000 đồng

d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng

Đáp án D

Câu 15. Hành vi không chấp hành lệnh gọi kiểm tra, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự  thì bị xử phạt tiền như thế nào?

a) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng

b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng

c) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng

d) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng

Đáp án D

Câu 16. Hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm tập trung ghi trong lệnh gọi nhập ngũ mà không có lý do chính đáng thì bị xử phạt tiền như thế nào?

a) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng

b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng

c) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng

d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng

Đáp án D

 Câu 17. Hành vi gian dối nhằm trốn tránh thực hiện lệnh gọi nhập ngũ sau khi đã có kết quả khám tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự đủ điều kiện nhập ngũ theo quy định thì bị xử phạt tiền như thế nào?

a) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 45.000.000 đồng

b) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng

c) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 55.000.000 đồng

d) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng

Đáp án B

Câu 18. Hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm ghi trong lệnh gọi tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu mà không có lý do chính đáng thì bị xử phạt tiền như thế nào?

a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng

b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng

c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng

d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng

Đáp án C

Câu 19.Người nào không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì 

a) Bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

b) Bị  phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

c) Bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Đáp án A

(Hướng dẫn lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính khi công dân không chấp hành nghĩa vụ quân sự)

Câu 20. Người nào là quân nhân dự bị mà không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ trong trường hợp có lệnh tổng động viên, lệnh động viên cục bộ, có chiến tranh hoặc có nhu cầu tăng cường cho lực lượng thường trực của quân đội để chiến đấu bảo vệ địa phương, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, thì

a) Bị phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

b) Bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

c) Bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Đáp án C.

(Tải biểu mẫu văn bản xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực quốc phòng)

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *