Nguyên tắc lập danh sách cử tri bầu cử đại biểu quốc hội, HĐND

Trangtinphapluat.com giới thiệu tới bạn đọc chuyên đề Tìm hiểu quy định của pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Kỳ này tìm hiểu về nguyên tắc lập danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2021-2026.

Câu 1: Anh A có thời gian đăng ký tạm trú ở Quảng Nam chưa đủ 12 tháng tính đến ngày bầu cử. Vậy anh A có được ghi tên vào danh sách cử tri để bầu đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND cấp tỉnh, cấp huyện tại nơi tạm trú không?

a. Không được ghi tên vào danh sách cử tri tại nơi tạm trú;

b. Được ghi tên vào danh sách cử tri tại nơi tạm trú;

c. Chỉ được ghi tên vào danh sách cử tri tại nơi thường trú;

d. Tất cả đều đúng.

Đáp án B, Theo quy định tại Điều 29 của Luật Bầu cử Đại biểu Quốc hội, HĐND thì nguyên tắc lập danh sách cử tri như sau:

1. Mọi công dân có quyền bầu cử đều được ghi tên vào danh sách cử tri và được phát thẻ cử tri, trừ các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 30 của Luật này.

Nguyên tắc lập danh sách cử tri
Nguyên tắc lập danh sách cử tri

2. Mỗi công dân chỉ được ghi tên vào một danh sách cử tri ở nơi mình thường trú hoặc tạm trú.

3. Cử tri là người tạm trú và có thời gian đăng ký tạm trú tại địa phương chưa đủ 12 tháng, cử tri là quân nhân ở các đơn vị vũ trang nhân dân được ghi tên vào danh sách cử tri để bầu đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện ở nơi tạm trú hoặc đóng quân.

4. Công dân Việt Nam ở nước ngoài trở về Việt Nam trong khoảng thời gian từ sau khi danh sách cử tri đã được niêm yết đến trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ, thì đến Ủy ban nhân dân cấp xã xuất trình Hộ chiếu có ghi quốc tịch Việt Nam để được ghi tên vào danh sách cử tri và nhận thẻ cử tri bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã (nếu xuất trình tại nơi đăng ký thường trú) hoặc bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện (nêu xuất trình tại nơi đăng ký tạm trú).

5. Cử tri là người đang bị tạm giam, tạm giữ, người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc được ghi tên vào danh sách cử tri để bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nơi người đó đang bị tạm giam, tạm giữ, đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Câu 2: Chị B nói: “Mẹ tôi đã lớn tuổi, bị bệnh khớp đi lại khó khăn, cho nên ngày bầu cử tôi sẽ đi bầu thay cho mẹ”. Vậy việc này có đúng quy định của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND không? (Dẫn điều luật và phân tích không quá 200 chữ)

 Theo quy định tại Điều 69 Luật Bầu cử ĐBQH-HĐND thì Nguyên tắc bỏ phiếu thực hiện như sau:

1. Mỗi cử tri có quyền bỏ một phiếu bầu đại biểu Quốc hội và bỏ một phiếu bầu đại biểu Hội đồng nhân dân tương ứng với mỗi cấp Hội đồng nhân dân.

2. Cử tri phải tự mình, đi bầu cử, không được nhờ người khác bầu cử thay, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này; khi bầu cử phải xuất trình thẻ cử tri.

4. Cử tri không thể tự viết được phiếu bầu thì nhờ người khác viết hộ, nhưng phải tự mình bỏ phiếu; người viết hộ phải bảo đảm bí mật phiếu bầu của cử tri. Trường hợp cử tri vì khuyết tật không tự bỏ phiếu được thì nhờ người khác bỏ phiếu vào hòm phiếu.

4. Trong trường hợp cử tri ốm đau, già yếu, khuyết tật không thể đến phòng bỏ phiếu được thì Tổ bầu cmang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến chỗ ở, chỗ điều trị của cử tri để cử tri nhận phiếu bầu và thực hiện việc bầu cử. Đối với cử tri là người đang bị tạm giam, người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc mà trại tạm giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc không tổ chức khu vực bỏ phiếu riêng hoặc cử tri là người đang bị tạm giữ tại nhà tạm giữ thì Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến trại tạm giam, nhà tạm giữ, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc để cử tri nhận phiếu bầu và thực hiện việc bầu cử.

5. Khi cử tri viết phiếu bầu, không ai được xem, kể cả thành viên Tổ bầu cử.

6. Nếu viết hỏng, cử tri có quyền đổi phiếu bầu khác.

7. Khi cử tri bỏ phiếu xong, Tổ bầu cử có trách nhiệm đóng dấu “Đã bỏ phiếu” vào thẻ cử tri.

8. Mọi người phải tuân theo nội quy phòng bỏ phiếu.

Như vậy, căn cứ vào quy định trên thì mẹ của chị B phải trực tiếp đi bầu và bỏ phiếu, trường hợp già yếu không đi được thì Tổ bầu cử sẽ mang hòm phiếu phụ tới nhà để mẹ chi B bỏ phiếu chứ chị B không được bầu thay cho mẹ (trừ trường hợp mẹ chị B bị bệnh không thể bỏ phiếu được).

Phương Thảo

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *