Trường hợp công dân Việt Nam đã được cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để kết hôn với công dân nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài nay lại yêu cầu cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân mà không nộp lại giấy xác nhận tình trạng hôn nhân trước đây thì xử lý như sau:
– Nếu trong hồ sơ lưu tại UBND cấp xã có thông tin cụ thể, đầy đủ của người nước ngoài mà công dân Việt Nam dự định kết hôn trước đây như: Họ, tên, ngày tháng năm sinh, số hộ chiếu, giấy tờ tùy thân khác, địa chỉ thường trú thì chụp hồ sơ kèm công văn gửi Sở Tư pháp để chuyển Cục hộ tịch, quốc tịch, chứng thực đề nghị phía nước ngoài xác minh. Sau khi có ý kiến trả lời của Cục hộ tịch, quốc tịch, chứng thực thì UBND cấp xã mới giải quyết tiếp.
(Tất tần tật các vướng mắc về cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cần biết)
– Nếu UBND xã không có hồ sơ lưu hoặc chỉ có thông tin chung chung, không cụ thể, không đầy đủ về người nước ngoài mà công dân Việt Nam dự định kết hôn trước đây thì UBND cấp xã chủ động xác minh tại địa phương để nắm thông tin về tình trạng hôn nhân thực tế của công dân, sau đó yêu cầu công dân cam đoan về tình trạng hôn nhân của mình theo quy định tại Điều 4 của Thông tư số 15/2015/TT-BTP và thực hiện việc cấp lại giấy xác nhận tình trạng hôn nhân theo quy định.
Trường hợp công dân Việt Nam có thời gian cư trú ở nước ngoài, nay về thường trú tại Việt Nam có yêu cầu cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân nhưng không chứng minh được tình trạng hôn nhân trong thời gian cư trú ở nước ngoài thì UBND cấp xã vận dụng quy định tại Điều 4 của Thông tư 15/2015/TT-BTP cho phép người yêu cầu lập văn bản cam đoan về việc không có giấy tờ chứng minh về tình trạng hôn nhân trong thời gian cư trú ở nước ngoài, tự chịu trách nhiệm về tình trạng hôn nhân của mình và hệ quả pháp lý của việc cam đoan không đúng sự thật theo đúng quy định tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư 15. Trên cơ sở đó, UBND cấp xã xác nhận tình trạng hôn nhân cho công dân.
Xem tất cả công văn hướng dẫn nghiệp vụ hộ tịch, chứng thực mới nhất
Phương Thảo