Bất cập chính sách pháp luật về phòng chống rượu bia ở Việt Nam

1. Các chính sách, pháp luật hiện hành bước đầu mới tập trung quy định về sản xuất, kinh doanh rượu, bia và đồ uống có cồn khác mà chưa đề cập nhiều đến phòng, chống tác hại của rượu, bia và đồ uống có cồn khác:

Mặc dù pháp luật về quản lý đối với sản phẩm rượu, bia và đồ uống có cồn khác đã được ban hành sớm nhưng chủ yếu tập trung vào các quy định về kiểm soát sản xuất, kinh doanh, nhằm giảm thiểu hậu quả của rượu, bia và đồ uống có cồn khác mà chưa có các quy định mang tính phòng ngừa (Nghị định số 40/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu trước đây và hiện nay được thay thế bằng Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày 12/11/2012 về sản xuất, kinh doanh rượu và hiện nay là Nghị định số 105/2017/NĐ-CP chủ yếu đề cập đến quản lý sản xuất, kinh doanh hầu như chưa có quy định nào điều chỉnh về phòng, chống tác hại của rượu).

Bất cập chính sách pháp luật về phòng chống rượu bia ở Việt Nam
Bất cập chính sách pháp luật về phòng chống rượu bia ở Việt Nam

Chỉ khi việc rượu, bia và đồ uống có cồn khác dẫn đến các hậu quả xấu trong các quan hệ xã hội như tham gia giao thông khi có sử dụng rượu bia, có hành vi vi phạm pháp luật hành chính, hình sự do sử dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác hoặc vi phạm các điều kiện sản xuất, kinh doanh thì mới bị xử lý. Các nội dung khác như tuyên truyền, giáo dục; các quy định về hạn chế tuổi sử dụng, giờ bán, địa điểm bán, in cảnh báo sức khỏe trên bao bì, các biện pháp giảm nhu cầu sử dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác, các biện pháp kiểm soát nguồn cung cấprượu, bia và đồ uống có cồn khác nhằm mục đích phòng, chống , quản lý chặt chẽ đối với rượu, bia và đồ uống có cồn khác đều chưa được quan tâm đúng mức và còn thiếu những quy định phù hợp. Điều đó cho thấy, các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia và đồ uống có cồn khác chưa bảo đảm tính dự phòng tác hại của rượu, bia và đồ uống có cồn khác. Trong khi xu thế hiện nay coi y tế dự phòng là nền tảng của y tế hiện đại. Việc can thiệp bằng pháp luật nhằm điều chỉnh các yếu tố nguy cơ do rượu, bia và đồ uống có cồn khác mang lại là một yêu cầu cấp thiết, giúp tiết kiệm chi phí tốn kém để khắc phục hậu quả của rượu, bia và đồ uống có cồn khác.

Video bài giảng Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia


2.  Hệ thống pháp luật liên quan đến phòng, chống tác hại của rượu, bia và đồ uống có cồn khác vẫn còn nhiều khoảng trống pháp luật cần điều chỉnh:

Thứ nhất, pháp luật còn thiếu các quy định về kiểm soát đối với bia:

(Từ 01/01/2020, Cấm người dưới 18 tuổi uống rượu bia)

Các VBQPPL hiện hành chỉ mới bước đầu chú trọng đến quản lý đối với rượu mà chưa quản lý chặt chẽ đối với bia. Bia vẫn được coi như một thực phẩm thông thường. Trong khi dù là bia hay rượu thì đều là đồ uống có chứa cồn ở hàm lượng khác nhau và đều gây tác hại như nhau nếu quy về nồng độ cồn nguyên chất. Tổ chức nghiên cứu ung thư Quốc tế (IARC), một đơn vị trực thuộc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 2009 đã xếp đồ uống có cồn vào nhóm chất gây ung thư ở người (Nhóm 1). Cụ thể, Tổ chức nghiên cứu ung thư Quốc tế kết luận đã có đủ bằng chứng gây ung thư ở người không chỉ đối với việc sử dụng đồ uống có cồn nói chung, mà còn cụ thể chỉ ra khả năng gây ung thư của acetyldehyt hình thành thông qua quá trình tiêu thụ đồ uống có cồn. Hiện nay, tại Việt Nam số lít cồn nguyên chất người dân sử dụng từ bia đang tăng hơn nhiều so với rượu. Xu hướng tiêu thụ bia ngày càng nhiều hơn (4,1 tỷ lít năm 2017) do quan niệm chưa đúng khi cho rằng bia ít tác hại hơn rượu, chỉ là đồ uống giải khát trong khi thực thế mức độ có hại là tương đương khi quy đổi ra cồn.. Chính vì vậy, tác hại do sử dụng bia không phù hợp lại đang ngày càng gia tăng. Hiện nay, bốn nhóm nội dung quan trọng nhằm giảm thiểu tác hại của  bia vẫn còn những khoảng trống về chính sách, pháp luật như: (1) Tuyên truyền giáo dục về tác hại của  bia; (2) Quy định về quảng cáo bia cần được áp dụng như quy định quảng cáo hàng hóa hạn chế kinh doanh; (3) Hạn chế tính dễ tiếp cận đối với mặt hàng bia ; (4) Quản lý chặt chẽ đối với sản xuất, kinh doanh bia thông qua hình thức cấp phép.

Bất cập chính sách pháp luật về phòng chống rượu bia ở Việt Nam
Bất cập chính sách pháp luật về phòng chống rượu bia ở Việt Nam

Thứ hai, thiếu quy định về kiểm soát quảng cáo đối với rượu dưới 15 độ và bia:

 Luật Quảng cáo năm 2012 chỉ cấm quảng cáo đối với rượu trên 15 độ như vậy hoạt động quảng cáo đối với rượu dưới 15 độ và bia thực hiện như đối với hàng hóa bình thường. Trong khi dù là bia hay rượu thì đều là đồ uống có chứa cồn ở hàm lượng khác nhau và đều gây tác hại như nhau nếu quy về nồng độ cồn nguyên chất.

(Bộ câu hỏi trắc nghiệm tìm hiểu Luật phòng, chống tác hại của rượu bia)

 Thứ ba, các quy định pháp luật về tuyên truyền, giáo dục về tác hại của rượu, bia và đồ uống có cồn khác chưa được quan tâm đúng mức:

Cho đến nay, chưa có văn bản pháp luật nào đề cập đến nội dung tuyên truyền, giáo dục về tác hại của rượu, bia và đồ uống có cồn khác. Hiện chỉ có quy định giao Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia chủ trì phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Y tế, Bộ Thông tin và Truyền thông, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và các cơ quan thông tin, báo chí tuyên truyền mạnh mẽ và thường xuyên tác hại của rượu, bia và đồ uống có cồn khác đối với sức khỏe và trật tự an toàn xã hội; nguy cơ gây tai nạn do lái xe uốngrượu, bia và đồ uống có cồn khác; hậu quả tai nạn giao thông nguyên nhân từrượu, bia và đồ uống có cồn khác; các quy định của pháp luật về xử phạt đối với người lái xe uốngrượu, bia và đồ uống có cồn khác tại Nghị quyết 88/CP ngày 24/8/2011 của Chính phủ về việc tăng cường thực hiện các giải pháp trọng tâm bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

Thứ , các quy định về hạn chế tính sẵn có và nhu cầu sử dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác còn thiếu rất nhiều:

Hệ thống pháp luật chưa quy định liên quan đến việc trưng bày rượu, bia và đồ uống có cồn khác và in cảnh báo sức khỏe trên nhãn sản phẩm rượu, bia và đồ uống có cồn khác; quy định kiểm soát hoạt động tài trợ nhằm tiếp thị của các mặt hàng rượu, bia và đồ uống có cồn khác của các cơ sở kinh doanh rượu bia; quy định nhằm hạn chế tình trạng uống nhiều và say rượu bia đối với người lớn, đặc biệt là tại cộng đồng và trong gia đình; địa điểm cấm bán rượu, bia và đồ uống có cồn khác; quy định về ngày, giờ, mật độ điểm bán lẻ rượu bia, lượng rượu, bia và đồ uống có cồn khác tối đa được bán trên một đối tượng khách hàng; quy định về việc cấm bán rượu, bia và đồ uống có cồn khác cho một số đối tượng như người say rượu, phụ nữ có thai…

Luật phòng, chống tác hại của rượu bia
Cấm người dưới 18 tuổi uống rượu bia

Do đó, việc tiếp cận rượu, bia và đồ uống có cồn khác ở Việt Nam rất dễ dàng do chúng ta chưa có cơ chế kiểm soát chặt chẽ các sản phẩm này. Bất cứ ai, kể cả trẻ em đều có thể mua rượu, bia và đồ uống có cồn khác. Rượu, bia và đồ uống có cồn khác được bán ở bất cứ địa điểm nào, từ nhà hàng, quán ăn, cửa hàng tạp hóa đến quán nước vỉa hè.

Thứ năm, chưa có quy định về bảo đảm tài chính cho giảm thiểu tác hại của  rượu bia, giải quyết các hậu quả về sức khỏe liên quan đến  rượu bia; trách nhiệm của nhà sản xuất trong việc tham gia giải quyết, khắc phục các hậu quả liên quan đến  rượu bia.

Thứ sáu, thiếu quy định nhằm huy động sức mạnh cộng đồng tham gia vào can thiệp giảm tác hại đối với rượu, bia và đồ uống có cồn khác như việc quy định cụ thể đối với lĩnh vực xây dựng đời sống văn hoá cơ sở không rượu bia hoặc sử dụng hạn chế rượu bia: gia đình văn hoá, làng (thôn, bản, ấp…) văn hoá; tổ dân phố văn hoá; cơ quan, đơn vị văn hoá, cưới, việc tang, lễ hội văn minh. Trong khi đây là một kênh quan trọng vì tại Việt Nam việc uống rượu đã được coi là một “văn hóa” gắn nhiều với các hoạt động của cộng đồng

Thứ bảy, chưa có quy định liên quan đến can thiệp y tế đối với tác hại của rượu, bia và đồ uống có cồn khác vẫn chưa được coi là yếu tố nguy cơ của bệnh không lây nhiễm, chưa có quy định về hỗ trợ điều trị đối với người nghiện rượu, cai rượu tại cơ sở y tế và trong cộng đồng; quy trình hướng dẫn cán bộ y tế trong can thiệp dự phòng các bệnh liên quan đến rượu, bia và đồ uống có cồn khác.

Thứ tám, các chế tài xử lý vi phạm pháp luật hình sự, hành chính liên quan đến rượu, bia và đồ uống có cồn khác, phòng, chống rượu, bia và đồ uống có cồn khác nhập lậu rượu, bia và đồ uống có cồn khác giả chưa đủ mạnh, chưa có hiệu quả răn đe, giáo dục đối với một số vi phạm liên quan đến sử dụng rượu bia mang tính nguy hiểm cho xã hội, xâm hại trực tiếp đến tính mạng, tài sản hợp pháp của công dân (như vi phạm về nồng độ cồn khi tham gia giao thông…).

Trích báo cáo của Bộ Y tế về Tổng quan pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia  và đồ uống có cồn khác

Phương Thảo

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *