Chuyên đề 3. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả

Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 đã sửa đổi, bổ sung tên gọi, chức danh và tăng thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.

1. Sửa đổi, bổ sung tên các chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

          Ngoài các chức danh có thẩm quyền xử phạt VPHC trong Pháp lệnh 2002 thì Luật quy định về thẩm quyền xử phạt có bổ sung thêm một số chức danh khác có thẩm quyền xử phạt để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước như:

          – Trưởng Phòng nghiệp vụ thuộc Cục CSGT đường bộ, Cục Trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ…

Trường hợp nào được ban hành quyết định xử phạt VPHC tại chỗ
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

2. Bổ sung thẩm quyền áp dụng các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả

(xem chuyên đề 2)

3, Tăng thẩm quyền xử phạt của các chức danh cơ sở để bảo đảm hiệu quả của công tác xử phạt vi phạm hành chính

          Quy định về mức phạt tiền của các chức danh tại Luật XLVPHC được điều chỉnh theo hướng tăng cường phân cấp, tăng thẩm quyền xử phạt cho các chức danh cơ sở – là cấp trực tiếp phát hiện, thu lý phần lớn các vụ việc vi phạm hành chính, nhằm nâng cao sự chủ động của các chức danh có thẩm quyền xử phạt ở cấp cơ sở, giảm tình trạng dồn việc xử phạt lên cấp trên, góp phần nâng cao tính kịp thời, sát thực, hiệu quả của việc xử phạt vi phạm hành chính.

Xem chuyên đề 1: Những điểm mới của Luật xử lý vi phạm hành chính 2012

Xem chuyên đề 2:  Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả

Xem chuyên đề 3: Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả

Xem chuyên đề 4: Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính cập nhật năm 2019

Xem chuyên đề 5: Thi hành quyết định xử phạt và cưỡng chế quyết định xử phạt vi phạm hành chính

Xem chuyên đề 6: Sơ đồ quy trình xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản 

4. Thay đổi cách thức quy định về thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tiền

          Luật không quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo một mức phạt tiền cố định đối với tất cả các chức danh như pháp lệnh 2002 mà quy định theo tỷ lệ phần trăm so với các mức phạt tối đa được quy định tại Điều 24 của Luật, đồng thời có khống chế mức trần đối với một số chức danh có thẩm quyền chung hoặc xử phạt nhiều lĩnh vực.

5.Xác định và phân định thẩm quyền, giao quyền xử phạt

          Để thực hiện nguyên tắc phân định mức phạt tiền tối thiểu và tối đa trong xử phạt vi phạm hành chính giữa cá nhân và tổ chức quy định tại Điều 24 Luật XLVPHC, Luật bổ sung nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt. Theo đó, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các chức danh là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; trong trường hợp phạt tiền, thầm quyền xử phạt tổ chức gấp 2 lần thẩm quyền xử phạt của cá nhân và được xác định theo tỷ lệ phần trăm quy định tại Luật XLVPHC đối với chức danh đó . Trường hợp phạt tiền trong khu vực nội thành thì các chức danh có thẩm quyền phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính cũng có thẩm quyền xử phạt tương ứng với mức phạt cao hơn đối với các hành vi vi phạm hành chính do HĐND thành phố trực thuộc Trung ương quy định áp dụng trong nội thành.

chứng thực giấy ủy quyền
Quy định về giao quyền xử phạt vi phạm hành chính

          Bên cạnh đó, Luật cũng quy định trường hợp chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Luật này có sự thay đổi về tên gọi thì các chức danh đó có thẩm quyền xử phạt, nhằm đảm bảo tính linh hoạt trong việc áp dụng quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.

Slide Bài giảng luật xử lý vi phạm hành chính và các văn bản hướng dẫn thi hành mới nhất 2019

          Về vấn đề giao quyền xử phạt, Luật thể hiện rõ cơ chế giao quyền theo hướng: Người có thẩm quyền xử phạt có thể giao cho cấp phó thực hiện thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Cấp phó được giao quyền xử phạt vi phạm hành chính phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước cấp trưởng và trước pháp luật. Người được giao quyền không được giao quyền hoặc ủy quyền cho bất kỳ cá nhân nào khác. Luật cũng quy định việc giao quyền có thể được thực hiện thường xuyên hoặc theo vụ việc và phải được thể hiện bằng văn bản, trong đó xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn giao quyền.

          Nghị định 97/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 81/2013/NĐ-CP cũng quy định người được giao nhiệm vụ đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử phạt thì có thẩm quyền xử phạt và được giao quyền xử phạt như cấp trưởng. Đồng thời quy định cụ thể biểu mẫu văn bản giao quyền, trong đó nêu rõ thời hạn giao quyền, nội dung giao quyền.

Xem mẫu văn bản xử phạt vi phạm hành chính mới nhất

Nguyễn Quốc Sử

Tổng hợp, biên soạn 

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *