Hướng dẫn xử phạt hành chính lĩnh vực thuế, hóa đơn

Ngày 01/12/2022, Tổng Cục thuế ban hành Công văn số 4485/TCT-PC về việc triển khai thực hiện Nghị định số 118/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính. Trangtinphapluat.com giới thiệu toàn văn để bạn đọc tham khảo, áp dụng trong quá trình xử phạt vi phạm hành chính.

Để triển khai thực hiện một số nội dung quy định tại Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23/12/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính (gọi tắt là Nghị định số 118/2021/NĐ-CP) liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn, sau khi báo cáo Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế thông báo Cục Thuế lưu ý một số nội dung sau:

1. Xác định đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, địa điểm kinh doanh trực tiếp kê khai, nộp thuế, sử dụng hóa đơn vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn là đối tượng bị xử phạt theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 3 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn (gọi tắt là Nghị định số 125/2020/NĐ-CP) và khoản 3 Điều 3 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP.

Hướng dẫn xử phạt hành chính lĩnh vực thuế, hóa đơn
Hướng dẫn xử phạt hành chính lĩnh vực thuế, hóa đơn

2. Áp dụng mức tối thiểu của khung tiền phạt đối với trường hợp có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trở lên; áp dụng mức tối đa của khung tiền phạt đối với trường hợp có từ 02 tình tiết tăng nặng trở lên theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 9 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP.

Các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ đã sử dụng để xác định khung tiền phạt thì không được sử dụng khi xác định số tiền phạt cụ thể.

3. Giải trình vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và Điều 37 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP.

Trường hợp người nộp thuế có yêu cầu giải trình và thuộc trường hợp giải trình theo quy định tại Điều 61 Luật Xử lý vi phạm hành chính (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2020) thì thời hạn ban hành quyết định xử phạt thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 66 Luật Xử lý vi phạm hành chính (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2020).

Trường hợp người nộp thuế thực hiện giải trình vi phạm hành chính theo các trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 37 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP nhưng không thuộc trường hợp được giải trình theo quy định tại Điều 61 Luật Xử lý vi phạm hành chính (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2020) thì thời hạn ban hành quyết định xử phạt thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 66 Luật Xử lý vi phạm hành chính (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2020).

4. Thời hạn ra quyết định thi hành một phần quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp cá nhân chết, mất tích, tổ chức bị giải thể, phá sản theo quy định tại Nghị định số 118/2021/NĐ-CP.

5. Sử dụng các mẫu biên bản và mẫu quyết định xử phạt vi phạm hành chính ban hành kèm theo Nghị định số 118/2021/NĐ-CP. Khi sử dụng các mẫu quyết định, đề nghị lưu ý một số nội dung sau:

– Về mã số thuế: bổ sung thông tin mã số thuế vào phần thông tin tổ chức/cá nhân vi phạm.

– V biện pháp khắc phục hậu quả tại điểm 6.Điều 1 mẫu quyết định số 02: đề nghị tham khảo điểm 6.c mẫu số 01/QĐ ban hành kèm theo Nghị định số 125/2020/NĐ-CP để đảm bảo thể hiện đầy đủ nội dung biện pháp khắc phục hậu quả theo từng sắc thuế, nội dung kinh tế (tiểu mục), địa bàn hạch toán thu NSNN, cơ quan thuế quản lý khoản thu, số tiền thuế truy thu…

6. Sử dụng mẫu số 01A/BB ban hành kèm theo Nghị định số 125/2020/NĐ-CP để lập biên bản vi phạm hành chính về thuế bằng phương thức điện tử.

rubi

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *