Theo quy định của Điều 8 của Bộ luật Dân sự 2005 thì “Việc xác lập thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự phải bảo đảm giữ gìn bản sắc dân tộc, tôn trọng và phát huy phong tục tập quán, truyền thống tốt đẹp, tình kết, tương thân, tương ái, mỗi người vì cộng đồng, cộng đồng vì mỗi người và các giá trị đạo đức cao đẹp của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam…”
Như vậy theo quy định của BLDS thì khi thực hiện quyền dân sự của mình – ở đây là quyền đối với họ tên thì công dân Việt Nam phải tuân theo các phong tục tập quán, truyền thống, mà phong tục truyền thống của dân tộc Việt Nam là con sinh ra phải có tên gọi bằng tiếng Việt.
– Các quy định về đăng ký khai sinh cho công dân Việt Nam tại các Điều 13, 14, 15, 16 của Nghị định 158/2005/NĐ-CP không đề cập đến việc đặt tên khai sinh cho con là tiếng Việt hay tiếng nước ngoài nên theo nguyên tắc của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thì “cán bộ công chức chỉ được làm những gì pháp luật cho phép”.
Ở đây luật không quy định nên khi công dân yêu cầu đăng ký tên cho con của họ mang tiếng nước ngoài thì cán bộ tư pháp cấp xã không được làm. Ngoài ra theo Điều 3 BLDS thì: Trường hợp pháp luật không quy định thì có thể áp dụng theo tập quán, trường hợp không có tập quán thì áp dụng tương tự pháp luật. Theo tập quán thì người Việt Nam phải có tên Việt Nam và theo tương tự pháp luật tại khoản 4 Điều 9 Luật Quốc tịch người có quốc tịch Việt Nam phải có tên gọi Việt Nam.
Căn cứ vào những quy định trên thì tất cả các trường hợp không kể là có yếu tố nước ngoài hay chỉ là công dân Việt Nam thì khi đăng ký khai sinh cho con đều phải có tên gọi Việt Nam.
Nguyễn Quốc Sử