Vướng mắc khi đăng ký khai tử cho người chết vì Covid-19

Trangtinphapluat.com giới thiệu một số vướng mắc liên quan đến đăng ký khai tử, đăng ký giám hộ cho trẻ em mồ côi do mất cha, mẹ, người thân thích vì COVID-19 và các thủ tục khác.

1. Về đăng ký khai tử

Tại các khu phong tỏa, “khóa chặt, đông cứng”, do người thân thích của người chết cũng bị cách ly, hạn chế đi lại nên không thể nộp và nhận kết quả đăng ký khai tử, kể cả trường hợp nộp được hồ sơ trực tuyến (mức độ 3), do quy định pháp luật hộ tịch, Bộ phận Một cửa có cung cấp dịch vụ bưu chính thì cũng không trả được kết quả đăng ký khai tử cho người dân.

Không thực hiện được việc cấp Giấy báo tử cho bệnh nhân chết tại cơ sở khám chữa, bệnh hoặc chỉ cấp Giấy chuyển xác, biên bản bàn giao tử thi đối với bệnh nhân COVID-19 điều trị tại cơ sở khám chữa bệnh, nhất là cơ sở mới thành lập, bệnh viện dã chiến. Bên cạnh đó, thông tin để cấp Giấy báo tử không có đủ hoặc giấy Giấy báo tử được cấp không biết giao cho ai, do một số trường hợp người chết do bị nhiễm COVID-19 tại cơ sở khám chữa bệnh không có người thân, không có giấy tờ chứng minh nhân thân. Nhiều trường hợp chết tại khu dân cư, không xác định được nguyên nhân chết (có nhiễm COVID-19 không), nên cũng khó khăn cho UBND cấp xã khi đăng ký khai tử để phục vụ việc phân loại, mai táng hoặc để người thân người chết làm các chế độ theo quy định. Việc không cấp Giấy báo tử theo mẫu của Bộ Y tế là chưa đúng theo quy định của pháp luật, đồng thời, gây khó khăn cho cơ quan đăng ký hộ tịch khi xác định nội dung khai tử, nhất là xác định nguyên nhân chết của người được đăng ký khai tử.

Thủ tục đăng ký khai tử
Vướng mắc khi đăng ký khai tử cho người chết vì Covid-19

2. Về đăng ký giám hộ cho trẻ em mồ côi do mất cha, mẹ, người thân thích vì COVID-19

Do đại dịch, nhiều trẻ em bị mồ côi, không có người nuôi dưỡng do mất cha, mẹ, người thân thích, Sở Tư pháp (thành phố Hồ Chí Minh) đã có văn bản hướng dẫn, chỉ đạo cơ quan đăng ký hộ tịch thực hiện đăng ký giám hộ, chăm sóc, hỗ trợ trẻ theo đúng quy định. Tuy nhiên, do số lượng không nhỏ nên công tác này cũng tạo áp lực cho chính quyền cơ sở, nhất là các trường hợp trẻ không còn người thân thích.

3.  Về các thủ tục khác

Khi thực hiện giãn cách, người dân khó khăn khi di chuyển để làm thủ tục đăng ký, nhiều thủ tục không giải quyết được, đặc biệt là thủ tục đăng ký kết hôn, chứng thực di chúc và các thủ tục chứng thực trong trường hợp có nhu cầu cấp bách. Như vậy, việc di chuyển để làm thủ tục nêu trên có được coi là cấp bách không. Việc xác định nhu cầu “cấp bách” phải được xem xét theo từng trường hợp, ví dụ, có thể xem xét sau khi đăng ký khai tử thì có thể chứng thực chữ ký người dịch để chuyển hồ sơ ra nước ngoài…).

Rubi

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *