Trangtinphapluat.com biên soạn, giới thiệu tới bạn đọc Bộ tài liệu kiến thức chung ôn thi công chức tỉnh Thừa Thiên Huế đợt 2 năm 2024 theo Thông báo số 2122/TB-SNV ngày 23//2024 của Sở Nội vụ tỉnh Thừa Thiên Huế thông báo Danh mục tài liệu ôn tập kỳ thi tuyển dụng công chức đợt 2 năm 2024 Vòng 1: Thi trắc nghiệm trên máy vi tính.
– Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; Nghị định số 107/2021/NĐ-CP ngày 06/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính.
– Quyết định số 2243/QĐ-UBND ngày 10/9/2021 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 của tỉnh Thừa Thiên Huế.
– Quyết định số 3044/QĐ-UBND ngày 22/12/2023 của UBND tỉnh về việc phê duyệt kế hoạch cải cách hành chính gắn với chính quyền số, dịch vụ đô thị thông minh năm 2024.
Câu 1. Theo Nghị định 116/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 138/2020/NĐ-CP, đối tượng “Cán bộ, công chức cấp xã” tiếp nhận vào làm công chức phải có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc (không tính thời gian tập sự, thử việc, nếu không liên tục và chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội 01 lần thì được cộng dồn, kể cả thời gian công tác nếu có trước đó ở vị trí công việc quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này (Điều 18)), làm công việc có yêu cầu trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công việc ở vị trí việc làm dự kiến tiếp nhận
A) 6 năm
b) 5 năm
c) 4 năm
d) 3 năm
Đáp án B
Câu 2. Theo Nghị định 116/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 138/2020/NĐ-CP thì trường hợp nào dưới đây được tiếp nhận vào công chức?
a) Người đã từng là cán bộ, công chức, viên chức sau đó được cấp có thẩm quyền điều động, luân chuyển giữ các vị trí công tác không phải là cán bộ, công chức tại các cơ quan, tổ chức khác
b) Người đã từng là cán bộ, công chức từ cấp huyện trở lên sau đó được cấp có thẩm quyền điều động, luân chuyển giữ các vị trí công tác không phải là cán bộ, công chức tại các cơ quan, tổ chức khác
c) Người đã từng là cán bộ, công chức sau đó được cấp có thẩm quyền điều động, luân chuyển giữ các vị trí công tác không phải là cán bộ, công chức tại các cơ quan, tổ chức khác
d) Người đã từng là công chức sau đó được cấp có thẩm quyền điều động, luân chuyển giữ các vị trí công tác không phải là cán bộ, công chức tại các cơ quan, tổ chức khác
Đáp án C
Câu 3. Thẩm quyền Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ văn bản trái pháp luật của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và văn bản trái pháp luật của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện là?
a) Ủy ban nhân dân tỉnh
b) Hội đồng nhân dân tỉnh
c) Chủ tịch UBND tỉnh
d) Thường trực HĐND tỉnh
Đáp án C
Câu 4. Theo Luật cán bộ, công chức năm 2008, từ “ngạch” được hiểu là:
A. Tên gọi thể hiện trình độ học vấn của công chức.
B . Tên gọi thể hiện thứ bậc về năng lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức.
C. Tên gọi thể hiện trình độ chuyên môn của công chức.
D. Tên gọi thể hiện trình độ và khả năng của công chức.
Đáp án B
Câu 5. Theo Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, nội dung xác minh tài sản, thu nhập không bao gồm nội dung nào sau đây?
a) Tính trung thực của bản kê khai
b) Tính trung thực trong việc giải trình về nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm.
c) Tổng tài sản của người kê khai
d) Sự đầy đủ, rõ ràng của bản kê khai
Đáp án C
Câu 6. Theo Luật Cán bộ, công chức năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2019, trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ được giao, gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc hoặc tham gia đình công là:
a) Những việc cán bộ, công chức không được làm liên quan đến bí mật nhà nước
b) Những việc cán bộ, công chức không được làm liên quan đến đạo đức công vụ
c) Những việc cán bộ, công chức không được làm liên quan đến văn hóa giao tiếp
d) Nguyên tắc trong thi hành công vụ
Đáp án B
Câu 7. Theo Luật Phòng chống tham nhũng thì phạm vi điều chỉnh của Luật là?
a) Quy định về phòng ngừa, phát hiện tham nhũng; xử lý tham nhũng và hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng
b) Quy định về phòng ngừa, phát hiện tham nhũng; xử lý tham nhũng
c) Quy định về phòng ngừa, phát hiện tham nhũng và hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng
d) Quy định về phòng ngừa, phát hiện tham nhũng; xử lý tham nhũng hoặc hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng
Đáp án A
Câu 8. Theo Nghị quyết 76/NQ-CP thì đến năm bao nhiều thì Cơ bản hoàn thiện hệ thống thể chế của nền hành chính nhà nước, trọng tâm là thể chế về tổ chức bộ máy và quản lý cán bộ, công chức, viên chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và năng lực kiến tạo phát triển?
a) 2022
b) 2023
c) 2024
d) 2025
Đáp án D
Câu 9. Theo Nghị quyết 76/NQ-CP thì đến năm bao nhiều thì Hoàn thiện toàn diện, đồng bộ và vận hành có hiệu quả thể chế của nền hành chính hiện đại, thể chế phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo được bước đột phá trong huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để thúc đẩy phát triển đất nước.
a) 2023
b) 2025
c) 2027
d) 2030
Đáp án D
Câu 10. Nội dung văn bản được trình bày như thế nào?
a) bằng chữ in hoa, được canh đều cả hai lề, kiểu chữ đứng; cỡ chữ từ 13 đến 14
b) bằng chữ in thường, được canh đều cả hai lề, kiểu chữ đứng; cỡ chữ từ 13 đến 14
c) bằng chữ in thường, được canh đều cả hai lề, kiểu chữ nghiêng; cỡ chữ từ 13 đến 14
Đáp án B
Câu 11. Trường hợp ký thay mặt tập thể thì phải ghi chữ viết tắt như thế nào vào trước tên tập thể lãnh đạo hoặc tên cơ quan, tổ chức.
Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572