Trangtinphapluat.com biên soạn và giới thiệu tới bạn đọc Bộ câu hỏi trắc nghiệm kiến thức chung hi tuyển giáo viên huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng 2022 theo Theo Thông báo số 07/TB-PNV ngày 11/8/2022 của Phòng Nội vụ về thông báo danh mục tài liệu thi tuyển giáo viên năm 2022, gồm
1. Luật Viên chức ngày 15/11/2010;
2. Điều 2, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức ngày 25/11/2019;
3. Luật Giáo dục ngày 14/6/2019;
6. Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16/4/2008 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo về ban hành Quy định về đạo đức nhà giáo.
Dưới đây là một số câu trong Bộ câu hỏi trắc nghiệm kiến thức chung hi tuyển giáo viên huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng 2022
Câu 1. Viên chức là?
a) công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
b) công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
c) công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng xác định thời hạn, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
Đáp án A
Câu 2 Theo Luật Viên chức thì Chức danh nghề nghiệp là?
a) tên gọi thể hiện trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức trong từng lĩnh vực nghề nghiệp
b) tên gọi thể hiện trình độ hoặc năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức trong từng lĩnh vực nghề nghiệp
c) tên gọi thể hiện trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức trong từng lĩnh vực nghề nghiệp
d) tên gọi thể hiện năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức trong từng lĩnh vực nghề nghiệp
Đáp án A
Câu 3. Ngân sách nhà nước chi cho giáo dục được phân bổ như thế nào?
a) theo nguyên tắc công khai, dân chủ; căn cứ vào quy mô giáo dục, điều kiện phát triển kinh tế – xã hội của từng vùng; bảo đảm ngân sách để thực hiện phổ cập giáo dục, phát triển giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
b) theo nguyên tắc tập trung, dân chủ; căn cứ vào quy mô giáo dục, điều kiện phát triển kinh tế – xã hội của từng vùng; bảo đảm ngân sách để thực hiện phổ cập giáo dục, phát triển giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
c) theo nguyên tắc công khai, dân chủ; căn cứ vào quy mô giáo dục, điều kiện phát triển kinh tế – xã hội của từng vùng; bảo đảm ngân sách để thực hiện phổ cập giáo dục, phát triển giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn.
Đáp án A
Câu 4. Nền giáo dục Việt Nam là?
a) nền giáo dục xã hội chủ nghĩa có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng.
b) nền giáo dục xã hội chủ nghĩa có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam.
c) nền giáo dục xã hội chủ nghĩa có tính nhân dân, dân tộc, quốc tế, khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng.
Đáp án A
Câu 5. Tổ chức, cá nhân nào chịu trách nhiệm bố trí, phân công công tác; giao nhiệm vụ, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của viên chức; bảo đảm các điều kiện cần thiết để viên chức thực hiện nhiệm vụ và các chế độ, chính sách đối với viên chức.
a) Đơn vị sự nghiệp công lập
b) Người đứng đầu đơn vị sử dụng viên chức
c) Tập thể lãnh đạo đơn vị sử dụng viên chức
d) Tất cả đáp án trên đều đúng
Đáp án B
Câu 6. Trước khi quyết định biệt phái viên chức, người đứng đầu cơ quan, đơn vị được phân công, phân cấp quản lý viên chức cần?
a) gặp gỡ viên chức nêu rõ mục đích, sự cần thiết của việc biệt phái để nghe viên chức đề xuất ý kiến trước khi quyết định theo thẩm quyền
b) gặp gỡ viên chức nêu rõ mục đích, sự cần thiết của việc biệt phái để nghe viên chức đề xuất ý kiến trước khi báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
c) gặp gỡ viên chức nêu rõ mục đích, sự cần thiết của việc biệt phái để nghe viên chức đề xuất ý kiến trước khi quyết định theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Đáp án C
Câu 7. Nguyên tắc làm việc của Hội đồng kỷ luật
a) Hội đồng kỷ luật họp khi có đủ 03 thành viên trở lên tham dự, trong đó phải có Chủ tịch Hội đồng và Thư ký Hội đồng.
b) Hội đồng kỷ luật kiến nghị áp dụng hình thức kỷ luật thông qua bỏ phiếu kín.
c) Việc họp Hội đồng kỷ luật phải được lập thành biên bản, trong đó thể hiện rõ ý kiến của các thành viên dự họp và kết quả bỏ phiếu kiến nghị hình thức kỷ luật. Hội đồng kỷ luật tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
d) Tất cả đáp án trên
Đáp án D
Câu 8. Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức đang trong thời gian thi hành quyết định kỷ luật tiếp tục có hành vi vi phạm mà Nếu có hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật ở hình thức nặng hơn so với hình thức kỷ luật đang thi hành thì ?
a) áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn hai mức so với hình thức kỷ luật đang thi hành;
b) áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật áp dụng đối với hành vi vi phạm mới.
c) áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật đang thi hành;
Đáp án B
Câu 9. Theo Quyết định 16/2008/QĐ-BGDĐT ban hành quy định về đạo đức nhà giáo, “Không tổ chức, tham gia các hoạt động liên quan đến tệ nạn xã hội như : cờ bạc, mại dâm, ma tuý, mê tín, dị đoan; không sử dụng, lưu giữ, truyền bá văn hoá phẩm đồi trụy, độc hại”. là một trong những quy định tại:
a) Điều 3 – Phẩm chất chính trị.
b) Điều 5 – Lối sống, tác phong
c) Điều 4 – Đạo đức nghề nghiệp.
d) Điều 6 – Giữ gìn bảo vệ truyền thống đạo đức nhà giáo.
Đáp án D
Liên hệ email kesitinh355@gmail.com hoặc Zalo 0935634572 để tải: Bộ câu hỏi trắc nghiệm kiến thức chung hi tuyển giáo viên huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng 2022, gồm 458 câu.