So sánh Bộ luật hình sự 2015 và Bộ luật hình sự 1999 (phần 7)

Trangtinphapluat.com trân trọng giới thiệu tới bạn đọc bài viết so sánh Bộ luật Hình sự 2015, Bộ luật Hình sự 2017 sửa đổi, bổ sung BLHS 2015 (Gọi tắt là Bộ luật Hình sự 2015) và Bộ luật Hình sự 1999.

Tiếp theo phần 1, phần  2, phần 3, phần 4, phần 5, phần 6, phần 7 hôm nay chúng tôi so sánh những nội dung mới ở phần những quy định chung của Bộ luật Hình sự.

  1. Về xóa án tích (Điều 69)

Bộ luật Hình sự 2015 bổ sung quy định “người bị kết án do lỗi vô ý về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và người được miễn hình phạt không bị coi là có án tích.

2. Về đương nhiên xóa án tích

So sánh bộ luật hình sự 2015 với bộ luật hình sự 1999
So sánh bộ luật hình sự 2015 với bộ luật hình sự 1999

Bộ luật hình sự 2014 Bỏ quy định về việc cấp giấy chứng nhận được xoá án tích đối với người được đương nhiên xoá án tích, trong trường hợp này thì cơ quan quản lý nhà nước về cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp có trách nhiệm thực hiện việc cập nhật thông tin và cung cấp lý lịch tư pháp khi được yêu cầu.

BLHS 2015 sửa đổi về xóa án tích, bởi vì: Xoá án tích là một chế định mang tính nhân đạo của luật hình sự, thể hiện sự thừa nhận của Nhà nước về mặt pháp lý việc người bị kết án đã có đủ điều kiện theo luật định để được coi là không còn mang án tích và do vậy họ không phải tiếp tục gánh chịu bất cứ hậu quả nào do việc kết án mang lại. Sự thừa nhận này nhằm khuyến khích những người bị kết án chấp hành nghiêm chỉnh bản án và cải tạo tốt để hoà nhập cộng đồng.

3. Quy định Điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại (Điều 75)

  • Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại;
  • Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại;
  • Hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại;
  • Chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.

Việc pháp nhân thương mại chịu trách nhiệm hình sự không loại trừ trách nhiệm hình sự của cá nhân.

4. Nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội (Điều 91)

BLHS 2015  bổ sung quy định việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội ” phải đảm bảo lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi”

Bổ sung quy định việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội “căn cứ vào độ tuổi”.

Nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
Nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội

BLHS 2015 thay đổi cách lập pháp, theo đó khi xét xử, Tòa án chỉ áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội nếu xét thấy việc miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng một trong các biện pháp (khiển trách, hòa giải tại cộng đồng, giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng không đảm bảo hiệu quả giáo dục, phòng ngừa. BLHS 2015 ưu tiên áp dụng các biện pháp khác trước, nếu không được rồi mới áp dụng hình phạt, còn BLHS 1999 thì ngược lại, xem xét áp dụng hình phạt trước, nếu không cần thiết thì mới áp dụng biện pháp khác.

Việc sửa đổi, bổ sung  của Bộ luật hình sự  2015 đã ghi nhận đầy đủ hơn một số nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội đã được quy định tại Công ước Quyền trẻ em và các chuẩn mực quốc tế khác có liên quan vừa bảo đảm tăng cường hiệu quả giáo dục, phục hồi đối với người chưa thành niên phạm tội, vừa thể hiện quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong việc thực hiện các cam kết quốc tế bảo vệ, giáo dục trẻ em nói chung và người chưa thành niên phạm tội nói riêng, là một nỗ lực nữa trong việc làm hài hòa giữa hệ thống pháp luật quốc gia với Công ước Quyền trẻ em, do đó có ý nghĩa đối ngoại rất lớn.

(Slide bài giảng bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017)

Phần tiếp theo sẽ được đăng tải vào ngày 15/4/2018, mời bạn đọc theo dõi.

Rubi

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *