Tổng hợp các lễ hội diễn ra hằng năm ở Việt Nam

Theo Báo cáo sóố 132/BC-BVHTTDL ngà 26/6/2017 của Bộ Văn hóa thể thao và du lịch về Tình hình thực hiện pháp luật đối với công tác quản lý hoạt động lễ hội ở nước ta hiện nay, thì ở Việt Nam hằng năm có các lễ hội sau đây:

a) Lễ hội dân gian

Một số lễ hội dân gian có quy mô lớn như lễ hội chùa Hương (Hà Nội), Lễ hội Yên Tử (Quảng Ninh), Lễ hội Côn Sơn-Kiếp Bạc (Hải Dương), Lễ hội Phủ Dày (Nam Định), Lễ hội bà Chúa Xứ núi Sam (An Giang), lễ hội Núi Bà Đen (Tây Ninh)… được đầu tư tổ chức công phu, kết hợp hài hòa giữa yếu tố thiêng của lễ và không khí tưng bừng của phần hội với các trò chơi, trò diễn dân gian truyền thống và hiện đại. Nhiều lễ hội dân gian đã bị thất truyền sau nhiều năm không tổ chức nay được khôi phục như lễ hội Lam Kinh (Thanh Hóa), lễ hội Ná Nhèm (Bắc Sơn-Lạng Sơn)… Khu vực miền Trung: Lễ hội Quan Thế Âm-Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng), lễ hội Đập Đồng Cam (Phú Yên), Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa (Quảng Ngãi), lễ hội Đập Trống của người Ma Coong (Quảng Bình), Lễ hội Nghinh Ông… Đặc biệt lễ hội dân gian của đồng bào các dân tộc thiểu số được quan tâm khôi phục và tổ chức như lễ hội Lồng Tồng (dân tộc Tày, Nùng), Lễ hội Cầu mùa (dân tộc Khơ Mú) thuộc các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn; Lễ hội Gầu Tào dân tộc H’Mông (Hòa Bình); Lễ hội Hoa Ban dân tộc Thái (Sơn La); Lễ hội mừng lúa mới, lễ mừng nước giọt, lễ lập làng… của các dân tộc Ba Na, Xê Đăng, Giẻ-Triêng (Tây Nguyên); Lễ hội Chol Thnăm Thmây của đồng bào Khơ me thuộc các tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh, Cà Mau, Kiên Giang, An Giang… Thông qua tổ chức lễ hội dân gian đã góp phần tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa, quảng bá danh lam thắng cảnh của địa phương, các làng nghề, nghề truyền thống được khôi phục. Lễ hội dân gian đã thể hiện được phần lễ trọng thể, linh thiêng và phần hội vui tươi, khơi dậy và phát huy các hoạt động dân gian truyền thống. Công tác xã hội hóa hoạt động lễ hội đã huy động được nhiều nguồn lực tham gia, góp phần đưa hoạt động lễ hội trở thành nguồn lực giúp đỡ xóa đói, giảm nghèo, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội. Nguồn kinh phí thu được qua công đức, lệ phí, hoạt động dịch vụ đã được chi tái tu bổ, tôn tạo di tích, tổ chức lễ hội và phúc lợi công cộng.

Tổng hợp các lễ hội diễn ra hằng năm ở Việt Nam
Tổng hợp các lễ hội diễn ra hằng năm ở Việt Nam

b) Lễ hội lịch sử cách mạng

Tiêu biểu loại hình lễ hội này là: Lễ hội kỷ niệm chiến thắng Hàm Rồng (Thanh Hóa), Lễ hội Làng Sen (Nghệ An), Lễ hội Kỷ niệm ngày Cách mạng Tháng Tám và Quốc Khánh 2/9, Lễ hội Thống nhất non sông, Lễ hội thả hoa trên sông Thạch Hãn (Quảng Trị)… Thông qua việc tổ chức lễ hội đã hình thành nếp nghĩ, nếp sống có văn hóa, xây dựng được những tập quán mới phù hợp mang ý nghĩa tưởng nhớ danh nhân, anh hùng liệt sỹ, tưởng nhớ những người có công với nước, duy trì tập tục viếng đài liệt sỹ, bia tưởng niệm nghĩa trang, đền thờ Bác nhân ngày lễ, tết…

c) Lễ hội du nhập từ nước ngoài vào Việt Nam

Hiện nay, các hoạt động lễ hội du nhập từ nước ngoài vào Việt Nam rất đa dạng, có ảnh hưởng và thu hút người Việt Nam đặc biệt là lực lượng thanh niên như: “Ngày tình yêu” (Valentine’s Day) được tổ chức vào ngày 14 tháng 02 hàng năm, lễ hội Halloween (lễ hội hóa trang) thường không được phổ biến mà chỉ được tổ chức dưới hình thức nhỏ, hẹp, phạm vi nội bộ một số công dân của cộng đồng nước ngoài. Ngoài ra còn có Lễ hội Loy Krathong (Lễ hội thả hoa đăng của Thái Lan), lễ hội Diwali (hay còn gọi là lễ ánh sáng – Light festival) là lễ hội truyền thống lớn nhất của Ấn Độ du nhập vào Việt Nam, Lễ hội hoa Anh Đào (Nhật Bản).

Ngoài các lễ hội mang tính chất phổ biến với người Việt Nam, tùy vào điều kiện các Lãnh sự quán nước ngoài đóng tại Thành phố Hồ Chí Minh và Đại sứ quán nước ngoài đóng tại Thủ đô Hà Nội còn tổ chức lễ hội mừng ngày Quốc khánh của Quốc gia họ với sự tham gia của kiều bào quốc gia đó như các nước: Cu Ba, Ấn Độ, Úc, Anh, Pháp, Malaysia, Trung Quốc, Hàn Quốc, Lào, Thái Lan, Nhật Bản… Chương trình thường có phần hội với chương trình biểu diễn giao lưu nghệ thuật đặc sắc mang đậm nét văn hóa của quốc gia đó. Hoạt động này đã làm đa dạng thêm các hoạt động lễ hội của Thành phố Hồ Chí Minh-Hà Nội nói riêng và bổ sung thêm phong phú các loại hình hoạt động lễ hội tại Việt Nam, góp phần làm nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân và công dân quốc tế đang sống tại Việt Nam.

d) Lễ hội Văn hóa, thể thao và du lịch

Loại hình lễ hội này đang có chiều hướng phát triển nhanh ở nhiều địa phương với các chương trình nội dung phong phú như: Festival, Liên hoan văn hóa – du lịch, Tuần văn hóa-du lịch, Tuần văn hóa-du lịch-thương mại, Tuần văn hóa du lịch biển… Mục đích tổ chức lễ hội nhằm quảng bá phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, tiếp thị sản phẩm du lịch trong nước và quốc tế đồng thời xúc tiến du lịch, mời gọi đầu tư trên cơ sở sử dụng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể.

Lễ hội Văn hóa, thể thao và du lịch
Lễ hội Văn hóa, thể thao và du lịch

Trong những năm gần đây đã có nhiều festival, lễ hội và tuần văn hóa du lịch có quy mô lớn được tổ chức ở nhiều tỉnh/thành từ Bắc chí Nam (Năm 2015 có 62 Festival và tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Năm 2016 có 31 Festival và tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch). Tiêu biểu cho loại hình lễ hội này là: Festival trà Thái Nguyên, Festival hoa Đà Lạt, Lễ hội bắn pháo hoa quốc tế Đà Nẵng, Festival diều quốc tế Vũng Tàu, Carnaval Hạ Long, Festival Huế, Lễ hội cà phê Buôn Mê Thuột, Festival Huế… là lễ hội lớn góp phần nâng cao vị thế của những vùng văn hóa giàu truyền thống và đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, khẳng định uy tín và thế mạnh của những trung tâm văn hóa có tiềm năng du lịch lớn của Việt Nam; mở rộng giao lưu văn hóa du lịch và hợp tác quốc tế, góp phần vào công cuộc đổi mới đất nước.

đ) Lễ hội ngành nghề:

Lễ hội tôn vinh thương hiệu sản phẩm ngành, địa phương tổ chức với quy mô lớn như: Festival dừa Bến Tre, Lễ hội “Quả điều vàng Việt Nam-Bình Phước, Festival trái cây Việt Nam, Lễ hội trái cây Nam Bộ tại Khu Du lịch Văn hóa Suối Tiên, thành phố Hồ Chí Minh, Festival thủy sản Việt Nam, Festival làng nghề Việt-Đà Nẵng, Lễ hội bánh tráng phơi sương (Trảng Bàng, Tây Ninh), Lễ hội Diều (Đà Nẵng)…

Việc tổ chức các lễ hội ngành nghề với quy mô lớn, đang là xu thế của nhiều địa phương. Lễ hội được tổ chức nhằm giới thiệu đến bạn bè quốc tế, các doanh nghiệp trong và ngoài nước về tiềm năng, giá trị của các sản phẩm. Các hoạt động của lễ hội như hội nghị, hội thảo về chiến lược phát triển ngành điều, xây dựng thương hiệu ngành điều Việt Nam, hội nghị khách hàng của Hiệp hội điều Việt Nam, hội nghị chuẩn bị thành lập Hiệp hội điều Thế giới đã thu hút hàng trăm nhà khoa học, quản lý, doanh nghiệp sản xuất chế biến, xuất khẩu điều, khách hàng quốc tế, đặc biệt là những địa phương có di sản văn hóa thế giới hoặc có thế mạnh phát triển văn hóa. Trong lễ hội văn hóa du lịch, các địa phương đã kết hợp khai thác vốn văn hóa dân gian truyền thống với các chương trình văn hóa nghệ thuật có dàn dựng đầu tư công phu, xong nhìn chung nguồn kinh phí sử dụng vào lễ hội này khá là tốn kém, chương trình nghệ thuật còn mang tính sân khấu chuyên nghiệp hóa nặng về trình diễn, phụ diễn nghệ thuật và đạo cụ nên sức hấp dẫn công chúng thiếu bền vững sâu sắc.

rubi

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *