Tổng hợp các văn bản được ban hành từ ngày 08/01 đến 14/01/2018

  1. Chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo và chính sách đối với giáo viên mầm non dân lập, tư thục và giáo viên ở các cơ sở mầm non công lập

Chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo và chính sách đối với giáo viên mầm non dân lập, tư thục và giáo viên ở các cơ sở mầm non công lập đã được Chính phủ quy định tại Nghị định số 06/2018/NĐ-CP ngày 05/01/2018.

Giáo viên mầm non dân lập, tư thục (bao gồm cả hiệu trưởng, phó hiệu trưởng) được Nhà nước hỗ trợ tài liệu và chi phí tập huấn khi tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ. Mức hỗ trợ của ngân sách thực hiện theo mức hỗ trợ đối với giáo viên công lập có cùng trình độ tham gia tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.

Chính sách đối với giáo viên mầm non
Chính sách đối với giáo viên mầm non

Chính sách hỗ trợ tiền ăn trưa bằng 10% mức lương cơ sở/trẻ/tháng được áp dụng đối với trẻ em đang học tại lớp mẫu giáo trong các cơ sở giáo dục mầm non bảo đảm một trong những điều kiện sau: Có cha mẹ hoặc có cha hoặc có mẹ hoặc có người chăm sóc trẻ em hoặc trẻ em thường trú ở xã, thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo; Không có nguồn nuôi dưỡng; Là nhân khẩu trong gia đình thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo.

Phương thức hỗ trợ do lãnh đạo cơ sở giáo dục mầm non thống nhất với ban đại diện cha mẹ trẻ em để lựa chọn thực hiện theo một trong hai phương thức: Phương thức 1 là cơ sở giáo dục mầm non giữ lại kinh phí hỗ trợ để tổ chức bữa ăn cho trẻ em; Phương thức 2 là chi trả trực tiếp bằng tiền mặt cho cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ em.

Nghị định này có hiệu lực từ ngày 20/02/2018.

  1. Chỉ tiêu xây dựng đô thị tăng trưởng xanh

Tại Thông tư số 01/2018/TT-BXD ngày 05/01/2018, Bộ Xây dựng đã ban hành quy định về chỉ tiêu xây dựng đô thị tăng trưởng xanh, gồm có 24 chỉ tiêu được chia thành 04 nhóm.

Các nhóm chỉ tiêu đánh giá mức độ tăng trưởng xanh gồm: Nhóm 05 chỉ tiêu kinh tế nhằm đánh giá hiệu quả tăng trưởng kinh tế về sử dụng năng lượng và tài nguyên thiên nhiên; Nhóm 10 chỉ tiêu môi trường nhằm đánh giá chất lượng môi trường và cảnh quan đô thị, mức độ áp dụng các giải pháp sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng, sử dụng năng lượng tái tạo…; Nhóm chỉ tiêu xã hội đánh giá hiệu quả nâng cao chất lượng, điều kiện sống của người dân gồm 04 chỉ tiêu; Nhóm 05 chỉ tiêu về thể chế nhằm đánh giá công tác quản lý, điều hành của chính quyền đối với công tác xây dựng đô thị tăng trưởng xanh.

Chỉ tiêu xây dựng đô thị tăng trưởng xanh
Chỉ tiêu xây dựng đô thị tăng trưởng xanh

Đô thị tăng trưởng xanh là đô thị đạt được tăng trưởng và phát triển kinh tế thông qua các chính sách và hoạt động đô thị nhằm giảm những tác động có ảnh hưởng bất lợi đối với môi trường và nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Theo đó, các hoạt động ưu tiên thực hiện để xây dựng đô thị tăng trưởng xanh như: Điều chỉnh quy hoạch đô thị theo định hướng phát triển đô thị xanh, đô thị kinh tế – sinh thái, đô thị thông minh, đô thị cacbon thấp; Phát triển giao thông đô thị xanh, giao thông công cộng và các hình thức giao thông phát thải thấp; Sử dụng tiết kiệm và chống thất thoát, thất thu nước sạch; Xử lý rác thải, chất thải theo hướng giảm xả thải, phát thải, tái chế rác thải; Phát triển đô thị thông minh…

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 20/02/2018.

  1. Mục tiêu đến 2030: Chấm dứt dịch AIDS

Ngày 07/01/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 27/QĐ-TTg về chủ trương đầu tư Dự án “Tăng cường sự tham gia của các Tổ chức xã hội và các tổ chức cộng đồng trong phòng, chống HIV/AIDS” do Quỹ Toàn cầu phòng chống AIDS, Lao và Sốt rét tài trợ.

 phòng, chống HIV/AIDS
phòng, chống HIV/AIDS

Theo đó, cơ quan chủ quản Dự án là Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam (VUSTA). Mục tiêu của Dự án: Tăng cường sự tham gia của các tổ chức xã hội và các tổ chức cộng đồng (CBO) vào phòng, chống HIV/AIDS để góp phần thực hiện Mục tiêu 90-90-90 vào năm 2020 và chấm dứt dịch AIDS vào năm 2030.

Thời gian thực hiện dự án từ 2018 – 2020. Địa điểm thực hiện gồm có: Hà Nội, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Quảng Ninh, Ninh Bình, Nam Định, Nghệ An, Khánh Hòa, TP.Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu.

Hạn mức vốn của Dự án bao gồm: Vốn ODA không hoàn lại là: 6.499.966 USD; Vốn đối ứng bằng hiện vật (cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đội ngũ cán bộ quản lý và chuyên môn sẵn có).

Quyết định có hiệu lực từ ngày ký.

rubi

 

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *