Một số tình huống thực tế và cách giải quyết khi thực thi Luật Xử lý vi phạm hành chính

Trangtinphapluat.com Tổng hợp các tình huống thường gặp về xử phạt vi phạm hành chính như: lập biên bản vi phạm hành chính, xác định đối tượng vi phạm hành chính, ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

  1. Lập biên bản vi phạm hành chính

a) Tình huống biên bản quên mô tả hành vi

Trong quá trình lập biên bản vi phạm hành chính, công chức quên mô tả hành vi vi phạm, thời điểm xảy ra hành vi vi phạm dẫn đến không xác định được thời hiệu để xử lý vi phạm hành chính.

Ví dụ: Trong lĩnh vực xây dựng, khi kiểm tra thì phát hiện công trình xây dựng trên đất lấn, chiếm; công chức thi hành công vụ lập biên bản nhưng không mô tả rõ hành vi xây dựng công trình xảy ra vào thời điểm nào, kết thúc thời điểm nảo nên không có cơ sở để xác định thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính còn hay hết.

Xử lý vấn đề:

– Khi gặp các tình huống mà biên bản vi phạm hành chính không mô tả rõ hành vi vi phạm mà theo quy định phải mô tả thì sẽ chưa có đủ cơ sở để xử lý người vi phạm. Để đảm bảo quy định, người có thẩm quyền xử phạt cần phải tiến hành xác minh có sự việc vi phạm hay không? Thời gian, địa điểm vi phạm ở đâu để xác định còn thời hiệu xử phạt hay không?

– Việc xác minh phải lập thành biên bản, đối tượng xác minh phải là những người biết được sự việc.

Hướng dẫn lập biên bản vi phạm hành chính theo Nghị định 118
Biên bản VPHC phải mô tả cụ thể hành vi vi phạm

Trong nhiều trường hợp người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính không tham gia đoàn kiểm tra hoặc không trực tiếp có mặt tại nơi xảy ra vi phạm thì xử lý như thế nào?

Xử lý vấn đề

 Lập biên bản sự việc: Trong đó ghi rõ thời gian, địa điểm, diễn biến, mô tả hành vi, có chữ ký của người thực hiện hành vi, nếu họ không ký thì có 2 người làm chứng ký. Trên cơ sở biển bản sự việc tiến hành mời những đối tượng liên quan để lập biên bản vi phạm hành chính.

(Hướng dẫn lập biên bản vi phạm hành chính chuẩn nhất)

2. Ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

Quá thời hạn ban hành QĐXP

Trong thực tế nhiều trường hợp sau khi lập biên bản thì quên ra quyết định xử phạt dẫn đến quá thời hạn 10 ngày, 1 tháng, 02 tháng kể từ ngày lập biên bản. Trường hợp trên xử lý như thế nào? Có ban hành quyết định xử phạt hay không?

Xử lý vấn đề

Theo Luật Xử lý vi phạm hành chính thì thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 10 ngày kể từ ngày lập biên bản, trường hợp phức tạp thì 01 tháng. Và Luật cũng không quy định cụ thể thế nào là trường hợp phức tạp, do đó, nếu quá thời hạn 10 ngày thì cứ cho là trường hợp phức tạp để xử phạt.

3. Quyết định xử phạt ban hành sai thì xử lý như thế nào?

Thực tế nhiều quyết định xử phạt ban hành sai về nội dung, thẩm quyền ảnh hưởng đến quyền lợi của người vi phạm. Trường hợp này xử lý như thế nào?

Xử lý vấn đề

Theo Khoản 3 Điều 18 Luật XLVPHC thì người có thẩm quyền xử phat có trách nhiệm phát hiện quyết định về xử lý vi phạm hành chính do mình hoặc cấp dưới ban hành có sai sót và phải kịp thời sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ, ban hành quyết định mới theo thẩm quyền. Tuy nhiên, hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn trường hợp nào là sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ.

Hướng dẫn hủy bỏ quyết định xử phạt VPHC
Hướng dẫn hủy bỏ quyết định xử phạt VPHC

Thực tế bên mình đã làm 2 trường hợp khi quyết định xử phạt ban hành sai về nội dung thì ban hành quyết định hủy bỏ toàn bộ hồ sơ liên quan đến vụ việc đó chứ  không phải chỉ hủy quyết định.

Vận dụng Nghị định 110/2004/NĐ-CP và Nghị định 09/2010/NĐ-CP về công tác văn thư để làm căn cứ cho việc hủy bỏ.

Sau khi hủy bỏ toàn bộ hồ sơ thì tiến hành lập lại biên bản vi phạm hành chính và tiến hành các bước theo quy định.

c) Trường hợp vụ việc do cơ quan điều tra chuyển sang để xử lý vi phạm hành chính thì có cần lập biên bản vi phạm hành chính hay không?

Thực tế mình làm thì công an sẽ hợp thức 01 cái biên bản vi phạm hành chính nhưng theo quy đinh tại Khoản 2 Điều 63 Luật XLVPHC thì không cần phải có biên bản vi phạm hành chính mà chỉ cần căn cứ vào hồ sơ do công an chuyển quy để ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính

4. Ban hành quyết định cưỡng chế

Trường hợp quyết định cưỡng chế ghi thi hành 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định, nhưng gần hết 15 ngày mà chưa triển khai cưỡng chế thì xử lý như thế nào?

Xử lý vấn đề:

Để kéo dài thời gian thi hành cưỡng chế (tiếp tục vận động người vi phạm tự thực hiện) thì chỉ có 1 cách là ban hành quyết định sửa đổi quyết định cưỡng chế, cụ thể ở đây là sửa thời gian thi hành quyết định cưỡng chế từ 15 ngày thành 90 ngày hoặc dài hơn do cơ quan tham mưu đề xuất.

Buộc khắc phục hậu quả

Có nhiều trường hợp khi phát hiện hành vi vi phạm thì thời hiệu xử phạt hành chính đã hết hoặc lập biên bản nhưng không ra quyết định xử phạt. Lúc này để khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra thường cơ quan tham mưu đề xuất áp dụng biện pháp buộc khắc phục hậu quả là khôi phục tình trạng ban đầu.

Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm
Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm

Tuy nhiên thực tế có những hành vi mà điều luật trong Nghị định xử phạt vi phạm hành chính không quy định biện pháp buộc khắc phục hậu quả. Như vậy phải xử lý như thế nào? Có thể áp dụng biện pháp khắc buộc khắc phục hậu quả theo Luật hay không?

Xử lý vấn đề:

Qua nghiên cứu Luật XLVPHC thì tại Điều 4 quy định thẩm quyền quy định biện pháp khắc phục hậu quả do Chính phủ quy định trong từng nghị định xử phạt cụ thể. Do đó, những hành vi vi phạm mà nghị định trên lĩnh vực đó không quy định biện pháp buộc khắc phục hậu quả thì không thể áp dụng Khoản 2 Điều 66 để tham mưu người có thẩm quyền áp dụng khắc phục hậu quả.

Vì vậy, chỉ áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả khi NGHỊ định xử phạt vi phạm hành chính trên lĩnh vực đó có quy định biện pháp khắc phục hậu quả.

5. Thời hạn chấp hành biện pháp khắc phục hậu quả

Trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì thời hạn để yêu cầu cá nhân, tổ chức vi phạm tự nguyện thi hành biện pháp buộc khắc phục hậu quả là mấy ngày? Có nhất thiết phải trùng với thời điểm thi hành quyết định xử phạt. Trường hợp không trùng có được không? Nếu người vi phạm không tự nguyện thì có cưỡng chế được hay không khi thời gian thi hành quyết định xử phạt vẫn còn?

Xử lý vấn đề:

Theo Điều 85 của Luật XLVPHC thì thời hạn thi hành biện pháp buộc khắc phục hậu quả thực hiện theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính, do đó tùy trường hợp cụ thể mà có thể tham mưu người có thẩm quyền thời gian để người vi phạm tự thực hiện khắc phục hậu quả. Có thể là cùng thời điểm với quyết định xử phạt (10 ngày) hoặc có thể ít hơn hoặc nhiều hơn.

Áp dụng biện pháp buộc khắc phục hậu quả
Áp dụng biện pháp buộc khắc phục hậu quả

Ví dụ: Đối với những hành vi mà cần khắc phục ngay thì thời hạn có thể là trong ngày hoặc 2, 3 ngày. Trường hợp mà cần có thời gian để họ tự khắc phục như công trình xây dựng không phép (nhà 8B Lê Trực) thì thời gian buộc khắc phục hậu quả có thể dài hơn thời gian thi hành quyết định xử phạt.

Trường hợp mà thời gian buộc khắc phục hậu quả ngắn hơn thời gian thi hành quyết định xử phạt. Chẳng hạn thời gian khắc phục là 3 ngày còn thời gian chấp hành quyết định xử phạt là 10 ngày thì nếu quá 3 ngày mà người vi phạm không chấp hành tự khắc phục hậu quả thì tham mưu người có thẩm quyền cưỡng chế QĐXP đối với phần biện pháp buộc khắc phục hậu quả.

Phương Thảo

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *