Một số vướng mắc trong công tác xử lý vi phạm hành chính

Một số vướng mắc trong công tác xử lý vi phạm hành chính cần sớm được tháo gở, Trang tin pháp luật xin nêu một số vướng mắc sau:

  1. Về mẫu quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả

Hiện nay, Nghị định 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính không quy định mẫu quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả và Điều 33 Nghị định 166/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính chỉ quy định những nội dung chính của quyết định cưỡng chế chứ không có mẫu cụ thể nên đã gây không ít khó khăn cho các cơ quan áp dụng biện pháp cưỡng chế.

cưỡng chế xử lý vi phạm hành chính
Cưỡng chế khắc phục hậu quả
  1. Về người lập biên bản xử lý vi phạm hành chính

          Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 81/2013/NĐ-CP thì người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính  gồm: “Người có thẩm quyền xử phạt, công chức, viên chức đang thi hành công vụ, nhiệm vụ; người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu và những người được chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu giao nhiệm vụ lập biên bản”.

(Hướng dẫn cách lập biên bản vi phạm hành chính chuẩn nhất)

          Việc quy định như trên dẫn đến khó khăn cho các cơ quan chuyên môn cũng như UBND xã, phường trong quá trình lập biên bản vi phạm hành chính, vì số lượng công chức, viên chức không đủ để có mặt thường xuyên lập biên bản vi phạm.

  1. Về ủy quyền trong xử lý vi phạm hành chính

xử lý vi phạm hành chính
Vưỡng mắc ủy quyền xử phạt hành chính

Theo quy định Điều 54 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định 81/2013/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt có thể ủy quyền cho cấp phó. Tuy nhiên, pháp luật không quy định cụ thể sau khi đã ủy quyền thì người ủy quyền có được ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính nữa hay không?

  1. Về xác định đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính

Theo khoản 2 Điều 2 của Luật Xử lý vi phạm hành chính thì xử phạt vi phạm hành chính chỉ áp dụng đối với cá nhân, tổ chức, không áp dụng đối với hộ gia đình. Riêng trong lĩnh vực đất đai thì Nghị định 102/2014/NĐ-CP ngày 10/11/2014 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai thì trường hợp hộ gia đình, cộng đồng dân cư vi phạm thì bị xử lý như đối với cá nhân.

Trên thực tế trong lĩnh vực xây dựng thì hộ gia đình vi phạm rất nhiều nhưng không có quy định cụ thể nên các cơ quan tham mưu lúng túng trong việc xác định chủ thể vi phạm là vợ hay chồng hay cả hai vợ, chồng hay là hộ gia đình.

  1. Về xây dựng cơ sở dữ liệu vi phạm hành chính

          Hơn 1 năm triển khai Luật Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định 81/2013/NĐ-CP nhưng đến thời điểm này vẫn chưa có hướng dẫn xây dựng cơ sở dữ liệu vi phạm hành chính.

Phương Thảo

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *