Những hạn chế trong quy định xử phạt VPHC lĩnh vực bảo vệ môi trường

Trangtinphapluat.com giới thiệu một số hạn chế, bất cập của Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

1. Về đối tượng bị xử phạt VPHC

Theo Khoản 2 Điều 1 Nghị định 97/2017/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ hướng dẫn và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính (hiện nay là Nghị định 118/2021//NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính) thì: Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải được quy định cụ thể tại các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước.

(Tải slide bài giảng tuyên truyền pháp luật bảo vệ môi trường)

Đối tượng bị xử phạt hành chính

Trong khi đó Nghị định 155/2016/NĐ-CP chưa quy định rõ đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính, theo đó, nhiều trường hợp bị lúng túng khi áp dụng xử phạt như: xử phạt đối tượng là chi nhánh, là cơ quan quản lý nhà nước nhưng được giao nhiệm vụ đầu tư dịch vụ công…;.

Bài giảng pháp luật bảo vệ môi trường
Vướng mắc trong xử phạt VPHC lĩnh vực môi trường

2. Một số thuật ngữ và biện pháp khắc phục hậu quả chưa rõ ràng

– Một vài thuật ngữ, cụm từ sử dụng trong Nghị định 155/2016/NĐ-CP chưa rõ cách hiểu, chưa thống nhất như: công trình bảo vệ môi trường, công trình xử lý chất thải, đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm môi trường, chất thải rắn thông thường đặc thù…

Biện pháp khắc phục hậu quả quy định chung cho các hành vi của cả Điều, chưa cụ thể nên gây lúng túng khi áp dụng trên thực tế như: Buộc khôi phục lại tình trạng môi trường đã bị ô nhiễm hoặc phục hồi môi trường bị ô nhiễm do vi phạm hành chính gây ra, buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính…

Để thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả này thì phải chứng minh hậu quả hoặc số lợi bất hợp pháp thu được do hành vi vi phạm hành chính gây ra, trong khi một số hành vi thực tế không gây ra hậu quả ô nhiễm môi trường (ví dụ các hành vi vi phạm về chế độ báo cáo, không thực hiện các thủ tục về môi trường…).

3. Một số hành vi vi phạm lĩnh vực bảo vệ môi trường chưa được quy định

Quy định thiếu thực tế, khó xử phạt

– Các quy định liên quan đến việc thực hiện Kế hoạch bảo vệ môi trường, Báo cáo đánh giá tác động môi trường còn chưa quy định một số hành vi có xảy ra trên thực tế như: xây lắp không đúng quy định đối với công trình bảo vệ môi trường; không có biện pháp thu gom triệt để nước thải, khí thải phát sinh trong quá trình hoạt động để xử lý theo quy định; không vận hành công trình xử lý chất thải; chưa quy định hành vi đối với trường hợp đối tượng được miễn thực hiện đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường;

(Tổng hợp những hạn chế, bất cập của pháp luật về bảo vệ môi trường)

– Chưa quy định hành vi không thực hiện giám sát môi trường định kỳ theo quy định;

– Đã có chế tài xử phạt đối với các hành vi vi phạm về vệ sinh nơi công cộng nhưng trên thực tế khó xử phạt vì chưa có cơ chế xé vé xử phạt tại chỗ;

Bài giảng tuyên truyền pháp luật bảo vệ môi trường
Các quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực môi trường

Chưa quy định nhiều hành vi vi phạm

– Chưa quy định đối với hành vi thu gom, vận chuyển, xử lý bùn thải từ bể tự hoại, bùn thải từ hệ thống thoát nước đô thị;

– Chưa quy định đối với hành vi chuyển giao, cho, bán, chôn lấp, đổ, thải, đốt, tiếp nhận các loại chất thải rắn thông thường đặc thù (như chất thải rắn thông thường phát sinh từ hoạt động y tế; chất thải rắn từ hoạt động xây dựng; bao bì chứa hóa chất bảo vệ thực vật sau sử dụng đã được làm sạch các thành phần nguy hại; bùn nạo vét từ kênh mương và các công trình thủy lợi; bùn nạo vét từ biển, sông, hồ và các vùng nước khác) và sản phẩm thải lỏng không nguy hại nên không có chế tài xử lý khi phát hiện các trường hợp nêu trên trong giai đoạn vừa qua.

(Xác định thời hạn, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính)

Chưa quy định nguyên tắc áp dụng

– Thiếu một số nguyên tắc áp dụng trong quá trình thực hiện xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường như việc xác định thải lượng nước thải quy định tại Điều 13, 14 chưa cụ thể; một số hành vi còn nhiều ý kiến không thống nhất khi xác định thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như hành vi không có báo cáo đánh giá tác động môi trường, không có giấy xác nhận hoàn thành.

– Vướng mắc trong quá trình cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, cưỡng chế thi hành biện pháp xử phạt bổ sung hoặc biện pháp khắc phục hậu quả. Một số biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính như khấu trừ tiền từ tài khoản ngân hàng, kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá, thu tiền tài sản… được quy định trong Luật xử lý vi phạm hành chính nhưng chưa bảo đảm tính khả thi.

Phương Thảo

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *