Slide bài giảng Công ước quốc tế và pháp luật Việt Nam về các quyền dân sự, chính trị

Bài giảng Slide bài giảng Công ước quốc tế và pháp luật Việt Nam về các quyền dân sự, chính trị được thiết kế dưới dạng powerpoint, hình ảnh đẹp, ngắn gọn, dễ hiểu

Lồng ghép các quy định của công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị và các quy định của pháp luật Việt Nam liên quan.

Nội dung bài giảng 

Phần 1. Giới thiệu sơ lược về Công ước ICCPR

– Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị được Đại hội đồng Liên Hợp quốc thông qua theo Nghị quyết số 2200A ngày 16/12/1966, có hiệu lực ngày 23/3/1976

-Là điều ước quốc tế quan trọng nhất về quyền con người.

Slide bài giảng công ước quốc tế về các quyền dân sự chính trị
Slide bài giảng công ước quốc tế về các quyền dân sự chính trị

– Tháng 7/2015 có 168 nước tham gia.

– Việt Nam  tham gia vào ngày 24/9/1982

Từ khi tham gia đến nay, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực đáng kể để đảm bảo các quyền dân sự, chính trị được tôn trọng và thực thi.

Đã nộp 02 báo cáo quốc gia về thực thi Công ước (1989 và 2001), hiện nay đang xây dựng báo cáo thứ 3…

Phần 2. Những nội dung cơ bản của Công ước ICCPR và các quy định của pháp luật Việt Nam liên quan

Công ước ICCPR Gồm có 6 phần và 53 điều

Phần I gồm Điều 1 về quyền tự quyết.

Phần II, từ Điều 2 đến Điều 5, quy định về nguyên tắc bình đẳng, tạm đình chỉ các quyền trong tình trạng khẩn cấp và không được lạm dụng các quy định của Công ước.

Xem video bài giảng tuyên truyền công ước ICCPR

– Phần III, từ Điều 6 đến Điều 27, quy định về các nội dung của các quyền dân sự (quyền sống, quyền không bị tra tấn, quyền không bị bắt làm lệ… ); các quyền chính trị (quyền hội họp, quyền lập hội, quyền tham gia đời sống chính trị) và một số quyền của trẻ em, quyền của người thiểu số. Đây là phần chứa đựng những nội dung quan trọng nhất, trong đó bao gồm các quy định về nội hàm của các quyền dân sự và chính trị.

– Phần IV, từ Điều 28 đến Điều 45, quy định về thành lập, cơ cấu, tổ chức và hoạt động của HRC – cơ quan có nhiệm vụ giám sát việc thi hành Công ước.

Phần V, gồm Điều 46 và Điều 47, quy định về việc giải thích Công ước không được làm phương hại đến các quy định của Hiến chương Liên hợp quốc và quyền của các dân tộc trong việc quyết định về tài nguyên của mình.

Phần VI, từ Điều 48 đến Điều 53, quy định về việc ký kết, gia nhập, phê chuẩn, sửa đổi và hiệu lực của Công ước.

Liên hệ kesitinh355@gmail.com để TẢI VĂN BẢN

Xem tất cả bài giảng văn bản Luật mới tại đây

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *