Tổng hợp các văn bản được ban hành từ ngày 19/11 đến – 25/11/2018

Trangtinphapluat.com tổng hợp, biên soạn giới thiệu tới bạn đọc các văn bản pháp luật được thông qua, ban hành từ ngày 19/11/2018 đến ngày 25/11/2018 như: 9 văn bản luật vừa được Quốc hội thông qua, quy định về thành lập, giải thể cơ quan hành chính, quy chế quản lý cán bộ, công chức…

1. Luật Phòng chống, tham nhũng năm 2018

          Sáng 20/11/2018, với 93,2% tổng số đại biểu Quốc hội tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi).

Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) được thông qua tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV gồm gồm 10 chương, 96 điều.

Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) quy định quy định về phòng ngừa, phát hiện tham nhũng; xử lý tham nhũng và hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2019. Luật Phòng, chống tham nhũng số 55/2005/QH11 được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 01/2007/QH12 và Luật số 27/2012/QH13 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.

Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018
Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018

2. Luật Công an nhân dân năm 2018

          Sáng 20/11/2018, với 85,77% tổng số đại biểu Quốc hội tán thành, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Công an Nhân dân (sửa đổi), có hiệu lực từ ngày 1/7/2019.

Theo đó, Luật quy định Bộ trưởng Bộ Công an có bậc hàm cao nhất là Đại tướng; các Thứ trưởng Bộ Công là là Thượng tướng, những không quá 6 người; số lượng Trung tướng không quá 35 và không quá 157 Thiếu tướng.

3. Luật Cảnh sát biển Việt Nam năm 2018

          Chiều nay 19-11-2018, Quốc hội đã thông qua Luật Cảnh sát biển Việt Nam. Theo đó, có 467/468 ĐBQH (chiếm 96,29%) tham gia biểu quyết thông qua Luật Cảnh sát biển Việt Nam.

4. Luật Đặc xá năm 2018

          Chiều nay 19.11.2018, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Đặc xá (sửa đổi).

Với 451 đại biểu có mặt tán thành, bằng 92,99% tổng số đại biểu, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Đặc xá.

Luật đặc xá 2018
Luật đặc xá 2018

Luật Đặc xá năm 2018 gồm 6 Chương, 39 Điều, trong đó có những quy định đáng chú ý như điều kiện được đề nghị đặc xá và người được đặc xá trong trường hợp đặc biệt.

5. Luật Chăn nuôi năm 2018

          Chiều ngày 19/11/2018, với 454 đại biểu có mặt tán thành, bằng 93,61% tổng số số đại biểu, Quốc hội đã thông qua Luật Chăn nuôi.

Luật Chăn nuôi gồm 8 Chương 83 Điều với nhiều nội dung đáng chú ý.

6. Luật Trồng trọt năm 2018

          Chiều ngày 19/11/2018, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Trồng trọt với 455 đại biểu có mặt tán thành, bằng 93,81% tổng số đại biểu Quốc hội.

Luật Trồng trọt năm 2018, Gồm 7 chương, 85 điều, Luật Trồng trọt quy định về hoạt động trồng trọt; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân hoạt động trồng trọt; quản lý nhà nước về trồng trọt.

7. Luật Bảo vệ bí mật nhà nước năm 2018

          Chiều 15/11/2018, với 444/447 đại biểu có mặt tán thành (chiếm 91,55% tổng số đại biểu), Quốc hội đã thông qua Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước.

Luật Bảo vệ bí mật nhà nước năm 2018
Luật Bảo vệ bí mật nhà nước năm 2018

Theo đó, thông tin thuộc phạm vi bí mật nhà nước phải là thông tin quan trọng, chưa được công khai, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc.

Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước còn quy định căn cứ tính chất quan trọng của nội dung thông tin, mức độ nguy hại nếu bị lộ, bị mất, bí mật nhà nước được phân loại thành 3 độ mật: Tuyệt mật, tối mật và mật.

8. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học năm 2018

          Chiều ngày 19/11/2018, với 408/456 đại biểu tán thành thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học, chiếm tỷ lệ 84,12%.

Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày  01 tháng  07  năm 2019.

9. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật liên quan đến quy hoạch

          Sáng 20/11, với đa số đại biểu Quốc hội tán thành, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật liên quan đến quy hoạch. Trong đó chính thức bãi bỏ quy hoạch xây dựng tỉnh mà tích hợp nội dung này vào Quy hoạch tỉnh.

10. Quy định mới về điều kiện thành lập, giải thể tổ chức hành chính

          Ngày 22/11/2018, Chính phủ ban hành Nghị định số 158/2018/NĐ-CP Quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính, theo đó quy định  Điều kiện thành lập, giải thể tổ chức hành chính như sau:

 Điều kiện thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính
Điều kiện thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính

          * Tổ chức hành chính được thành lập khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

          – Có cơ sở pháp lý;

          – Đáp ứng các tiêu chí thành lập theo quy định của pháp luật;

          – Có phạm vi, đối tượng quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực hoặc lĩnh vực quản lý nội bộ của tổ chức hành chính;

          – Có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn không chồng chéo với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức hành chính khác;

          – Loại hình và quy mô tổ chức hành chính được thành lập phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức và yêu cầu cải cách hành chính nhà nước.

          * Tổ chức hành chính được giải thể trong trường hợp tổ chức đó không còn chức năng, nhiệm vụ, phạm vi, đối tượng quản lý.

  1. Trẻ sốt trên 39 độ sau tiêm chủng phải đưa ngay đến bệnh viện

          Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 34/2018/TT-BYT quy định chi tiết một số điều của Nghị định 104/2016/NĐ-CP quy định về hoạt động tiêm chủng, có hiệu lực 01/01/2019.

          Theo đó, sau khi tiêm chủng, trẻ phải được theo dõi ít nhất 30 phút tại điểm tiêm chủng và tiếp tục theo dõi ít nhất 24 giờ tại nhà về các dấu hiệu: Tinh thần, ăn, ngủ, thở, phát ban, triệu chứng tại chỗ tiêm. Nếu có dấu hiệu bất thường phải báo ngay cho nhân viên y tế.

Đặc biệt, nếu trẻ có những biểu hiện sau phải đưa trẻ đến ngay bệnh viện hoặc các cơ sở y tế khác: Sốt cao trên 39 độ, co giật, trẻ khóc thét, quấy khóc kéo dài, li bì, bú kém, bỏ bú, khó thở, tím tái, phát ban và các biểu hiện bất thường khác…

Thông tư này cũng chỉ rõ, mỗi buổi tiêm chủng tại mỗi điểm tiêm chủng chỉ được thực hiện tiêm với tối đa 50 trẻ; trường hợp chỉ tiêm 01 loại vắc xin thì không quá 100 trẻ/buổi.

12.  Quy định về quản lý cán bộ, công chức, người lao động của tỉnh Quảng Nam

          Ngày 22/11/2018, UBND tỉnh Quảng Nam ban hành Quyết định số 12/2018/QĐ-UBND Về quản lý cán bộ, công chức, lao động hợp đồng trong cơ quan hành chính nhà nước và người quản lý doanh nghiệp do nhà nước làm chủ sở hữu thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Nam.

QUy định quản lý CBCC tỉnh Quảng Nam
QUy định quản lý CBCC tỉnh Quảng Nam

          Theo đó, Chủ tịch UBND cấp huyện có thẩm quyền:

          – Quyết định nâng lương thường xuyên, nâng lương trước thời hạn, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề đối với cán bộ, công chức ngạch chuyên viên chính và tương đương trở xuống (trừ Quyết định nâng bậc lương trước thời hạn, nâng bậc lương thường xuyên và phụ cấp thâm niên vượt khung, chuyển ngạch đối với Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc, Phó Giám đốc Sở và tương đương, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện).

          – Quyết định xếp lương, chuyển xếp ngạch, bậc lương đối với cán bộ, công chức cấp xã.

          – Tiến hành trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức và lao động hợp đồng thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định…

2. Quảng Nam công bố 254 thủ tục hành chính lĩnh vực Tư pháp

          Ngày 23/11/2018, UBND tỉnh Quảng Nam ban hành Quyết định 3534/QĐ-UBND về công bố danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết và phạm vi quản lý của Sở Tư pháp tỉnh Quảng Nam.

Theo đó, lĩnh vực Tư pháp có 254 thủ tục hành chính, cụ thể: Cấp tỉnh 179 thủ tục hành chính, cấp huyện 33 thủ tục hành chính, cấp xã 42 thủ tục hành chính.

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *