Tổng hợp các văn bản được ban hành  từ ngày 20/11 đến 26/11/2017

trangtinphapluat trân trọng giới thiệu tới bạn đọc các văn bản pháp luật được ban hành từ ngày 20-26/11/2017

  1. 6 Luật và 10 Nghị quyết mới được Quốc hội thông qua
STTLuật/Nghị quyếtGhi chú
01Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2018Thông qua vào ngày 10/11/2017
02Nghị quyết 49/2017/QH14 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2018Thông qua vào ngày 13/11/2017
03Nghị quyết về phân bổ ngân sách Trung ương năm 2018Thông qua vào ngày 14/11/2017
04Luật Lâm nghiệpThông qua vào ngày 15/11/2017 và bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2019
05Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật các tổ chức tín dụngThông qua vào ngày 20/11/2017 và bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 15/01/2018
06Luật Thủy sản (sửa đổi)Thông qua vào ngày 21/11/2017
07Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cơ quan đại diện nước CHXHCN Việt Nam ở nước ngoàiThông qua vào ngày 22/11/2017 và bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2018
08Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án xây dựng đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020Thông qua vào ngày 22/11/2017
09Luật Quản lý nợ công (sửa đổi)

 

Thông qua vào ngày 23/11/2017 và bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2018
10Luật Quy hoạch

 

Thông qua vào ngày 24/11/2017 và bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2019
11Nghị quyết về Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long ThànhThông qua ngày 24/11/2017

 

13Nghị quyết về việc tiếp tục cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quảThông qua vào ngày 24/11/2017

 

14Nghị quyết 54/2017/QH14 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCMThông qua vào ngày 24/11/2017 và bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 15/01/2018
15Nghị quyết về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 4Thông qua vào ngày 24/11/2017
16Nghị quyết điều chỉnh lộ trình thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông theo Nghị quyết 88/2014/QH13 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thôngThông qua vào ngày 21/11/2017

 

  1. Đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Nam được cấp radio miễn phí
vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Cấp radio cho đồng bào dân tộc thiểu số

Ngày 23 tháng 11 năm 2017, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1860/QĐ-TTg  về phê duyệt Đề án “Thí điểm cấp ra-đi-ô cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn, biên giới”, theo đó đối tượng được cấp radio là:

– Già làng, trưởng thôn, bản, người có uy tín, các chức sắc tôn giáo ở các thôn đặc biệt khó khăn thuộc các xã khu vực III ở các tỉnh được chọn điểm,

– Bí thư chi bộ, chi hội trưởng chi hội phụ nữ, Bí thư chi đoàn thanh niên, chi hội trưởng chi hội cựu chiến binh, chi hội trưởng chi hội nông dân; trưởng ban công tác mặt trận; cán bộ tư pháp, cán bộ văn hóa thông tin ở các thôn đặc biệt khó khăn thuộc các xã khu vực III, xã biên giới ở tỉnh được lựa chọn thí điểm.

– Đồn, trạm, đội công tác biên phòng và các đồng chí bộ đội biên phòng tăng cường xuống xã biên giới ở tỉnh được lựa chọn thí điểm.

Mỗi đối tượng thụ hưởng được cấp 01 chiếc ra-đi-ô.

Đề án được triển khai thí điểm ở 10 tỉnh thuộc 4 khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ và duyên hải miền Trung gồm: Cao Bằng, Hà Giang, Lai Châu, Nghệ An, Quảng Nam, Kon Tum, Đắk Nông, Ninh Thuận, Trà Vinh, Kiên Giang.

Thời gian thực hiện Đề án: 05 năm (2017 – 2021).

  1. Quy trình kiểm toán các tổ chức tài chính, ngân hàng
quy trình kiểm toán Tổ chức tài chính ngân hàng
Quy trình kiểm toán tổ chức tài chính, ngân háng

Tại Quyết định số 11/2017/QĐ-KTNN ngày 21/11/2017 , Kiểm toán Nhà nước đã ban hành Quy trình kiểm toán các tổ chức tài chính, ngân hàng gồm trình tự, nội dung, thủ tục tiến hành các công việc của cuộc kiểm toán các tổ chức tài chính, ngân hàng do Kiểm toán Nhà nước thực hiện.

Quy trình kiểm toán các tổ chức tài chính, ngân hàng quy định những nội dung cụ thể, mang tính đặc thù đối với kiểm toán các tổ chức tài chính, ngân hàng theo 04 bước sau: Chuẩn bị kiểm toán; Thực hiện kiểm toán; Lập và gửi báo cáo kiểm toán; Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán.

Theo Quyết định, tùy theo đặc điểm, tính chất của từng cuộc kiểm toán có thể áp dụng các nội dung kiểm toán như: Kiểm toán tài chính; kiểm toán tuân thủ; kiểm toán hoạt động, hoặc kết hợp cả 3 nội dung kiểm toán này. Thời hạn của cuộc kiểm toán được tính từ ngày công bố Quyết định kiểm toán, đến khi kết thúc việc kiểm toán tại đơn vị được kiểm toán nhưng không quá 60 ngày. Trường hợp phức tạp, cần thiết kéo dài thời hạn kiểm toán thì Tổng Kiểm toán Nhà nước quyết định gia hạn một lần, thời gian gia hạn không quá 30 ngày. Đối với cuộc kiểm toán để đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý và sử dụng tài chính công, tài sản công có quy mô toàn quốc, Tổng Kiểm toán Nhà nước quyết định cụ thể về thời hạn kiểm toán.

Quyết định này có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày ký, thay thế Quyết định số 06/2012/QĐ-KTNN ngày 11/04/2012.

  1. Bán cổ phần ưu đãi cho người lao động bằng 60% mệnh giá

Đây là nội dung đáng chú ý được Chính phủ nêu tại Nghị định số 126/2017/NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp Nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp Nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần.

Theo đó, khi doanh nghiệp cổ phần hóa, người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp sẽ được mua phần với giá ưu đãi. Cụ thể, người lao động được mua tối đa 100 cổ phần cho mỗi năm thực tế làm việc với giá bán bằng 60% giá trị 01 cổ phần tính theo mệnh giá 10.000 đồng/cổ phần. Tuy nhiên, người lao động phải nắm giữ số cổ phần bán với giá ưu đãi này và không được chuyển nhượng trong vòng 03 năm kể từ thời điểm nộp tiền mua cổ phần ưu đãi.

Cổ phần ưu đãi
Bán cổn phần ưu đãi cho người lao động

Riêng người lao động làm việc theo hợp đồng lao động và người quản lý của doanh nghiệp cổ phần hóa tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa, thuộc đối tượng doanh nghiệp cần sử dụng và có cam kết làm việc lâu dài trong ít nhất 03 năm thì được mua thêm mức 200 cổ phần cho mỗi năm cam kết làm việc tiếp nhưng sở hữu tối đa không quá 2000 cổ phần. Trường hợp người lao động là các chuyên gia giỏi, có trình độ chuyên môn cao được mua thêm mức 500 cổ phần cho mỗi năm cam kết làm việc tiếp nhưng tối đa không quá 5000 cổ phần.

Người lao động có nhu cầu mua thêm cổ phần ngoài số cổ phần được mua với giá ưu đãi nêu trên, thì thực hiện đăng ký mua đấu giá công khai theo quy định như những nhà đầu tư khác.

Nghị định này được ban hành ngày 16/11/2017, có hiệu lực từ ngày 01/01/2018.

  1. Xử lý vướng mắc trong cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước

Tại Nghị quyết số 121/NQ-CP ngày 22/11/2017, Chính phủ đã ban hành quy định về việc xử lý vướng mắc trong việc cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước.

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

Nghị quyết nêu rõ, để hoàn thành tiến độ cổ phần hóa theo đúng kế hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2017, trong thời gian Nghị định số 126/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 về chuyển doanh nghiệp Nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp Nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần chưa có hiệu lực thi hành, Chính phủ cho phép các doanh nghiệp đang tiến hành cổ phần hóa theo Nghị định 59/2011/NĐ-CP ngày 18/07/2011 về chuyển doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước được thực hiện như sau:

Các doanh nghiệp đã có quyết định công bố giá trị doanh nghiệp nhưng chưa phê duyệt phương án cổ phần hóa trước ngày 01/01/2018 và các doanh nghiệp đã được phê duyệt phương án cổ phần hóa trong năm 2017 nhưng chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án sử dụng đất theo quy định tại Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017, thì được tiếp tục thực hiện cổ phần hóa theo Nghị định số 59/2011/NĐ-CP nhưng phải hoàn thành việc phê duyệt phương án sử dụng đất trước thời điểm công ty cổ phần được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu.

Nghị quyết này có hiệu lực từ ngày ký.

6. Phê duyệt chương trình mục tiêu phát triển hạ tầng du lịch 2016 – 2020

Ngày 23/11/2017, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số1861/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển hạ tầng du lịch giai đoạn 2016 – 2020, theo đó:

Hỗ trợ phát triển hạ tầng du lịch
chương trình mục tiêu phát triển hạ tầng du lịch 2016 – 2020

Mục tiêu của Chương trình là phát triển hạ tầng du lịch đồng bộ, hiện đại bảo đảm các điều kiện kỹ thuật, góp phần tạo thuận lợi cho du khách cũng như thu hút đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào các khu du lịch quốc gia, đặc biệt các địa bàn trọng điểm phát triển du lịch, khu vực vùng sâu, vùng xa nhưng có tiềm năng du lịch nhằm hình thành các khu du lịch có tầm cỡ khu vực và thế giới, có sức cạnh tranh cao, góp phần đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam.

Theo lộ trình, Chương trình trên được thực hiện từ năm 2016 – 2020 với tổng kinh phí hơn 30 nghìn tỷ đồng tại các địa phương thuộc địa bàn trọng điểm phát triển du lịch vùng; các địa phương có khu, điểm, tuyến du lịch được xác định tại Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; trong đó ưu tiên hỗ trợ cho các tỉnh nghèo, không tự cân đối được ngân sách.

Dự án được hỗ trợ gồm: Đường từ trục chính đến khu du lịch, điểm du lịch, địa bàn trọng điểm phát triển du lịch vùng; đường trục chính, hệ thống xử lý chất thải trong khu, điểm du lịch; các dự án xây dựng xử lý chất thải, bảo vệ môi trường các khu, điểm du lịch quốc gia; kè hoặc nạo vét lòng hồ để bảo vệ, tôn tạo tài nguyên du lịch tại các khu, điểm du lịch, địa bàn trọng điểm phát triển du lịch vùng.

Theo quyết định, đối với dự án khởi công mới giai đoạn 2016 – 2020, Ngân sách Trung ương xem xét hỗ trợ 100% tổng mức đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

rubi

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *