Người ngồi sau xe máy không đội mũ bảo hiểm – xử phạt ai mới đúng?

Một người khách đón xe ôm đi quận Tân Bình (TP.HCM). Trước khi lên xe, người chạy xe ôm đã đưa mũ bảo hiểm yêu cầu vị khách đội lên. Xe chạy được một đoạn, do ngứa đầu, người khách ngồi sau tháo mũ ra gãi. Cả người khách và người lái xe đều bất ngờ khi anh CSGT bỗng từ đâu xuất hiện tuýt còi thổi phạt với lý do người ngồi sau xe máy không đội mũ bảo hiểm. Đến đây thì phát sinh tranh cãi: Người khách cho rằng mình chỉ là khách đi xe, không lái xe nên nếu có bị phạt thì tài xế là anh xe ôm phải chịu. Ngược lại, anh xe ôm khẳng định phải phạt người khách mới đúng vì đã có lỗi là tự ý tháo mũ bảo hiểm ra.

Với tinh thần “Không được giải cũng được luật”, bạn hãy giúp anh CSGT xác định phải phạt ai trong tình huống này mới đúng và dự đoán số người có đáp án đúng trong tình huống này nhé.

Quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ

Trangtinphapluat.com gợi ý trả lời như sau

Theo Điểm i, k Khoản 3 Điều 6 Nghị định 171 định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt thì xử phạt 100-200.000đ đối với hành vi:

i) Người điều khiển, người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ;

k) Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;

Và theo Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính thì nguyên tắc xử phạt như sau:

 Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật;

Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó.

Và để bị xử phạt hành chính thì người vi phạm phải có lỗi.

Căn cứ vào quy định trên  thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt, tuy nhiên theo tình huống (bác xe ôm đã yêu cầu khách đội mũ và khách đã đội mũ nhưng do ngứa đầu nên khách mở mũ gãi, bác xe ôm không biết nên không có lỗi nên bác xe ôm sẽ không bị xử phạt về hành vi chở người ngồi trên xe không đội mũ bảo hiểm., Do đó chỉ xử phạt người khách.

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *