5 trường hợp cơ quan nhà nước không được tổ chức cuộc họp

Từ ngày 25/12/2018, 5 trường hợp cơ quan nhà nước không tổ chức cuộc họp được quy định tại Quyết định số 45/2018/QĐ-TTg ngày 09/11/2018 của Thủ tướng Chính phủ : Quy định chế độ họp trong hoạt động quản lý, điều hành của cơ quan thuộc hệ thống hành chính nhà nước, cụ thể:

1. Họp giải quyết công việc thường xuyên trong tình hình có thiên tai  hoặc tình trạng khẩn cấp

2. Họp giải quyết công việc đã được phân quyền, phân cấp , ủy quyền cho thủ trưởng cơ quan hành chính cấp dưới giải quyết

Không tổ chức họp trong trường hợp thiên tai khẩn cấp
Không tổ chức họp trong trường hợp thiên tai khẩn cấp

3. Họp giải quyết công việc đã được pháp luật quy định giải quyết bằng các cách thức khác không phải thông qua cuộc họp

4. Họp nghe báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác của cấp dưới thay thế cho việc kiểm tra trực tiếp đối với các cơ quan, đơn vị cấp dưới và cơ sở.

(Tải mẫu giấy mời họp mới nhất theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư)

5. Họp kết hợp với tham quan, giao lưu,nghỉ mát  hoặc dùng hình thức họp để tổ chức vui chơi, giải trí cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.

Như vậy, so với Quyết định số 114/2006/QĐ-TTg ngày 25 tháng 5 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ họp trong cơ quan hành chính nhà nước thì  Quyết định số 45/2018/QĐ-TTg đã bỏ quy định 4 trường hợp không tổ chức cuộc họp (Quyết định 114 có 9 trường hợp không tổ chức cuộc họp, Quyết định 45 còn 5 trường hợp không tổ chức cuộc họp, giảm 4 trường hợp), cụ thể cuộc họp:

giảm họp trong cơ quan nhà nước
giảm họp trong cơ quan nhà nước

1.  Phổ biến, quán triệt và triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản chỉ đạo của cấp trên.

Đối với những văn bản quy định những chủ trương, chính sách lớn, quan trọng, những nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách về phát triển kinh tế – xã hội, thì khi cần thiết có thể tổ chức cuộc họp để quán triệt, tập huấn nhằm thống nhất nhận thức và hành động trong triển khai thực hiện.

2. Việc sơ kết kiểm điểm, đánh giá tình hình và kết quả 6 tháng thực hiện chương trình, kế hoạch nhiệm vụ công tác hàng năm của các Bộ, ngành, chính quyền địa phương, cơ sở.

3. Tổ chức lấy ý kiến của lãnh đạo các cơ quan, đơn vị ở các cấp, các ngành tham gia xây dựng, hoàn thiện các đề án, dự án, trừ trường hợp những đề án, dự án lớn, quan trọng liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý của nhiều cơ quan, đơn vị.

4.  Giải quyết những nội dung công việc mang tính chất chuyên môn, kỹ thuật hoặc để giải quyết những công việc chuẩn bị trước cho việc tổ chức các cuộc họp, trừ trường hợp những cuộc họp lớn, quan trọng.

Rubi

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *