8 Định hướng phát triển kinh tế xã hội năm 2020

Ngày 25/6/2019, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg   Về xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2020.

Định hướng phát triển kinh tế xã hội năm 2020

1. Điều hành đồng bộ các chính sách vĩ mô, phối hợp chặt chẽ, kết hợp hài hòa giữa các chính sách tài khóa, tiền tệ, đầu tư, thương mại; giá và các chính sách khác, thực hiện nhất quán mục tiêu xuyên suốt  là duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh.

2. Đẩy mạnh cải cách thể chế, khơi thông các nguồn lực, tạo động lực mới cho phát triển.

Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ : Về xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2020
Định hướng phát triển kinh tế xã hội năm 2020

– Kiên định mục tiêu cải cách thể chế là đột phá quan trọng, cần được tiếp tục thực hiện với quyết tâm mạnh mẽ hơn nữa, thích ứng với tình hình mới, đặc biệt là trong bối cảnh thay đổi mạnh mẽ, nhanh chóng về khoa học và công nghệ…

– Khẩn trương ban hành các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn Luật Đầu tư công sửa đổi ngay trong năm 2019 để có cơ sở triển khai thực hiện…

– Tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục và đào tạo, chú trọng nâng cao chất lượng đầu ra; tăng cường việc hợp tác giữa các cơ sở giáo dục đại học và doanh nghiệp, gắn đào tạo với nhu cầu thị trường lao động…

– Cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu, rộng. Từng bước đổi mới mô hình sang tăng trưởng theo chiều sâu, ứng dụng công nghệ hiện đại, dựa vào đầu tư, xuất khẩu và thị trường trong nước.

3. Phát triển kinh tế đi đôi với phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực: văn hóa, xã hội, đảm bảo an sinh, phúc lợi xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân.

Phát triển kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa
Phát triển kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa

4. Tiếp tục hoàn thiện đồng bộ khung khổ cơ chế , chính sách pháp luật về quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Xử lý nghiêm cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng; kiểm soát chặt chẽ cơ sở tiềm ẩn gây nguy cơ ô nhiễm môi trường và các nguồn xả thải; tập trung xử lý rác thải đô thị, nông thôn, nhân rộng mô hình xử lý rác thải hiệu quả, bền vững…

5. Tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Thực hiện nghiêm việc ngăn chặn,đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ theo tinh thần Nghị quyết trung ương 4.

6. Xây dựng bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; siết chặt kỷ luật, kỷ cương, xây dựng hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật; xây dựng Chính phủ điện tử phục vụ người dân và doanh nghiệp.

7. Tăng cường quốc phòng, an ninh, nân cao hiệu quả công tác đối ngoại,hội nhập quốc tế, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển.

8. Tăng cường công tác thông tin truyền thông và công tác phối hợp giữa Chính phủ và các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị xã hội, các đoàn thể nhân dân….

Tải toàn văn Chỉ thị số 16/CT-TTg   Về xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2020

rubi

 

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *