So sánh Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 và năm 2000 (phần 2)

So sánh Luật Hôn nhân gia đình năm 2000 và năm 2014 được trangtinphapluat.com biên soạn khá công phu, phân tích những điểm mới, tiến bộ của Luật Hôn nhân gia đình 2014 so với Luật Hôn nhân gia đình năm 2000.

So sánh Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 và năm 2000 (phần 1)

So sánh Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 và năm 2000 (phần 3)

9. Chế độ tài sản chung của vợ, chồng
 – Có 7 điều quy định về tài sản vợ chồng (từ Điều 27 đến Điều 33)

– Tài sản chung của vợ chồng sở hữu chung hợp nhất. Vợ, chồng có quyền có tài sản riêng, có quyền được chia tài sản chung để đầu tư kinh doanh hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng, được quyền thừa kế tài sản của nhau.

 

– Có 23 điều quy định về tài sản vợ chồng (Từ Điều 28 đến Điều 50), trong đó nhiều điều khoản mới quy định cụ thể về tài sản chung, riêng, việc sử dụng tài sản vợ chồng…- Vợ chồng có quyền lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo luật định hoặc chế độ tài sản theo thỏa thuận.

Tiền trúng số là tài sản chung của vợ chồng
Tiền trúng số là tài sản chung của vợ chồng
– Việc phân chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân: Phải được lập thành văn bản.- Không quy định ngày có hiệu lực của văn bản thỏa thuận phân chia tài sản

– Hậu quả việc chia tài sản: Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đã được chia thuộc sở hữu riêng của mỗi người

– Chia tài sản bị vô hiệu khi: Trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ về tài sản, nuôi dưỡng cấp dưỡng

– Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.- Quy định cụ thể ngày có hiệu lực của văn bản thỏa thuận phân chia tài sản.

– Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đã được chia thuộc sở hữu riêng của mỗi người, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. Thỏa thuận của vợ chồng không làm thay đổi quyền, nghĩa vụ về tài sản được xác lập trước đó giữa vợ, chồng với người thứ ba.

– Mở rộng các trường hợp vô hiệu, bên cạnh việc nhằm trốn tránh tài sản thì Luật cũng quy định việc phân chia tài sản bị vô hiệu khi ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của gia đình; quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình

Quy định về tài sản giữa vợ và chồng trong Luật Hôn nhân và gia đình

Thỏa thuận tài sản trước hôn nhân: Không quy định– Thỏa thuận tài sản phải được lập trước khi kết hôn, phải có công chứng hoặc chứng thực
10. Quyền ly hôn
– Vợ hoặc chồng hoặc cả 2 vợ chồng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn– Luật mới bên cạnh đảm bảo quyền yêu cầu ly hôn của vợ chồng thì đã mở rộng đối tượng được yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn,cụ thể: Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.Quy định mới này sẽ khắc phục được tình trạng một bên vợ chồng mất năng lực hành vi dân sự nhưng theo luật cũ thì không thể yêu cầu ly hôn.
– Trường hợp người chồng không được yêu cầu ly hôn: Vợ có thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi– Luật mới ngoài 2 trường hợp đã được quy định trong luật cũ thì bổ sung trường hợp người vợ sinh con thì chồng cũng không có quyền yêu cầu ly hôn
 Nguyên tắc chia tài sản- Do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết- Tài sản chung  của vợ chồng về nguyên tắc là chia đôi nhưng có tính đến công sức và hoàn cảnh của mỗi bên

– Đối với nhà ở thuộc sở hữu riêng nhưng đưa vào sử dụng chung: Khi ly hôn thì bên sở hữu nhà phải thanh toán cho bên kia một phần giá trị căn nhà căn cứ vào công sức sửa chữa, nâng cấp…

Chia làm 2 trường hợp:- Trường hợp thứ nhất giống luật Hôn nhân gia đình năm 2000

– Trường hợp thứ hai: Nếu vợ chồng có thỏa thuận tài sản trước hôn nhân thì thực hiện theo thỏa thuận đó.

– Luật mới vẫn giữ quan điểm nay, tuy nhiên có bổ sung thêm căn cứ vào lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng

– Khi ly hôn mà vợ, chồng có khó khăn về chổ ở thì được quyền lưu cư trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày quan hệ hôn nhân chấm dứt, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

11. Chấm dứt hôn nhân khi vợ hoặc chồng chết
Chỉ quy định tại Điều 26 trong trường hợp một bên bị tuyên bố là đã chết mà trở về mà vợ hoặc chồng chưa kết hôn với người khác thì hôn nhân đương nhiên được khôi phục, trường hợp đã kết hôn thì hôn nhân sau có giá trị.Luật không quy định về chế định chia tài sản, nhân thân

– Luật mới bổ sung thêm quy định về chấm dứt hôn nhân khi một bên vợ hoặc chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết.- Bên cạnh việc quy định khi một bên bị tuyên bố là đã chết mà trở về như luật cũ thì luật mới bổ sung trường hợp người vợ hoặc chồng đã ly hôn thì quyết định cho ly hôn vẫn có giá trị. Điều này đồng nghĩa là 2 người muốn là vợ chồng thì phải đăng ký kết hôn trở lại.

– Luật bổ sung thêm quy định về xử lý tài sản trong thời gian tuyên bố đã chết đến lúc hủy tuyên bố đã chết là tài sản riêng của bên còn sống

Nguyễn Quốc Sử

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

4 Bình luận

  1. Nguyễn văn Quốc

    Bài viết rất hữu ích, em đang rất cần tài liệu này. Em sắp thi luật hôn nhân và gia đình, ah có thể cho em xem toàn bài được không ạ!

  2. Ng Thanh Hương

    M thây bai viet rất hưu ich cho cac bạn muốn tìm hiểu luật HNGĐ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *