So sánh Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 và năm 2000

So sánh Luật Hôn nhân gia đình năm 2000 và năm 2014 được trangtinphapluat.com biên soạn khá công phu, phân tích những điểm mới, tiến bộ của Luật Hôn nhân gia đình 2014 so với Luật Hôn nhân gia đình năm 2000.

Kể từ ngày 01/01/2015, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 sẽ có hiệu lực thi hành, để cho quý bạn đọc nắm vững được những nội dung mới của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 so với Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000, Trang tin pháp luật trân trọng giới thiệu loạt bài viết so sánh Luật hôn nhân Gia đình năm 2000 và năm 2014.

so sánh luật hôn nhân gia đình năm 2000 và năm 2014
so sánh luật hôn nhân gia đình năm 2000 và năm 2014
Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014
1. Bố cục: 13 chương, 110 điều9 chương 133 Điều, giảm 4 chương và tăng 23 điều
2 Lời nói đầu: Có 146 từ, chủ yếu nói về vai trò của gia đình, trách nhiệm của công dân, Nhà nước và xã hội Không cóKhông có lời nói đầu
3. Về giải thích từ ngữ: Có 14 cụm từ được giải thíchCó  25 cụm từ được giải thích, trong đó có nhiều cụm từ mới như: Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo, mang thai hộ, thành viên trong gia đình, nhu cầu thiết yếu…
4. Điều kiện kết hôn:

– Tuổi kết hôn: Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên

– Những trường hợp cấm kết hôn: Có quy định cấm kết hôn đồng giới tính

 – Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên- Bỏ quy định cấm kết hôn đồng giới tính và nhà nước không thừa nhận hôn nhân của những người cùng giới tính

Quy định về kết hôn trong Luật Hôn nhân gia đình và những vướng mắc

5. Yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật

– Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu Tòa án hoặc đề nghị Viện Kiểm sát yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật

 – Bỏ quy định đề nghị Viện Kiểm sát mà cá nhân, cơ quan, tổ chức chỉ có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật
6. Xử lý việc kết hôn trái pháp luật

Theo Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng thẩm phán hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 thì chia làm 3 trường hợp:

– Nếu đến thời điểm có yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật mà một bên hoặc cả hai bên vẫn chưa đến tuổi kết hôn thì quyết định huỷ việc kết hôn trái pháp luật.
– Nếu đến thời điểm có yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật cả hai bên tuy đã đến tuổi kết hôn, nhưng cuộc sống của họ trong thời gian đã qua không có hạnh phúc, không có tình cảm vợ chồng, thì quyết định huỷ việc kết hôn trái pháp luật.
– Nếu đến thời điểm có yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật cả hai bên đã đến tuổi kết hôn, trong thời gian đã qua họ chung sống bình thường, đã có con, có tài sản chung thì không quyết định huỷ việc kết hôn trái pháp luật. Nếu mới phát sinh mâu thuẫn và có yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn thì Toà án thụ lý vụ án để giải quyết ly hôn theo thủ tục chung.

Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định cụ thể tại Khoản 2 Điều 11 như sau: Trong trường hợp tại thời điểm Tòa án giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật mà cả hai bên kết hôn đã có đủ các điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật này và hai bên yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân đó. Như vậy, nếu cả 2 bên đủ điều kiện kết hôn nhưng không có yêu cầu Tòa án công nhận thì Tòa án sẽ không công nhận.
7. Xử lý đăng ký kết hôn không đúng thẩm quyền

– Tòa án tuyên bố không công nhận họ là vợ chồng

 – Không do Tòa án thực hiện mà do cơ quan hành chính thực hiện. Cụ thể cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi, hủy bỏ giấy chứng nhận kết hôn theo quy định của pháp luật về hộ tịch và yêu cầu hai bên thực hiện lại việc đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền
8. Về đại diện giữa vợ và chồng

– Quy định một cách chung chung và không quy định trường hợp một bên bị mất năng lực hành vi dân sự thì khi bên còn lại yêu cầu ly hôn thì ai sẽ là người đại diện

– Quy định cụ thể, rõ ràng và bổ sung quy định: Trong trường hợp một bên vợ, chồng mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn thì căn cứ vào quy định về giám hộ trong Bộ luật dân sự, Tòa án chỉ định người khác đại diện cho người bị mất năng lực hành vi dân sự để giải quyết việc ly hôn.

Quy định này sẽ tháo gở nhiều vướng mắc về vấn đề ly hôn với người bị mất năng lực hành vi dân sự, bởi lẽ pháp luật trước đây quy định đối với với ly hôn thì không được đại diện.

Quy định về quan hệ giữa vợ và chồng trong Luật Hôn nhân và gia đình

So sánh luật hôn nhân gia đình năm 2000 và năm 2014 phần tiếp theo sẽ được trangtinphapluat.com đăng tải trong vài ngày tới. Kính mời quý bạn đọc đón xem.

So sánh Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 và năm 2000 (phần 3)

So sánh Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 và năm 2000 (phân 2)

Nguyễn Quốc Sử

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

8 Bình luận

  1. Cảm ơn bạn vì bài viết hữu ích. Tuy nhiên mình thấy có câu này:
    – “Bỏ quy định cấm kết hôn đối với người cùng giới tính và nhà nước không thừa nhận hôn nhân của những người cùng giới tính”
    –> bạn ơi câu này dễ gây hiểu nhầm lắm, cụ thể như sau:
    1. Bỏ quy định A & B –> bỏ cả A & B
    2. Bỏ quy định A & khẳng định nội dung B –> chỉ bỏ A, không bỏ B
    ==> bạn có thể update lại cho rõ ràng để bài viết được hoàn chỉnh hơn hem?

    • Nguyễn Quốc Sử

      Cảm ơn bạn đã phản hổi bài viết.
      Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 quy định cấm kết hôn giữa người cùng giới tính.
      Luật mới không cấm, có nghĩa là những người đồng giới được tổ chức hôn lễ, đám cưới mà không vi phạm pháp luật nhưng nhà nước không công nhận họ là vợ chồng. Tóm lại nhà nước không cấm cũng không công nhận.

  2. Nguyễn Thị Kim Liên

    Cảm ơn bạn mình đang chuẩn bị thi môn này. Tuy nhiên mình thấy “còn nữa” mà sao bạn ko đăng…Bạn có thể đăng hoàn chỉnh ko bạn? Nếu được mình thật sự cảm ơn!

  3. PHAN NGỌC LOAN

    ANH SỬ ƠI ANH CÓ TIỂU LUẬN NÀO VỀ VIỆC NÂNG CAO CÔNG TÁC PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT Ở ĐỊA PHƯƠNG KHÔNG CHO EM XIN 1 BẢN VỚI Ạ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *