Lấn, chiếm đất đai trường hợp nào bị xử phạt vi phạm hành chính

         Lấn, chiếm đất đai là hành vi thường xảy ra trong đời sống hằng ngày. Lấn, chiếm đất ở đây có thể là lấn chiếm đất công hoặc lấn chiếm đất tư. Tuy nhiên, hiện nay các hiểu về xử phạt đối với hành vi lấn, chiếm đất còn khác nhau.

Theo quy định của Luật Đất đai 2003 (Điều 15) và Luật Đất đai 2013 (Điều 12) đều có quy định nghiêm cấm hành vi lấn, chiếm đất đai.

Thế nào là lấn, chiếm đất?

Theo Điều 3 của Nghị định 102/2014/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực đất đai thì:

+ Lấn đất là việc người đang sử dụng đất tự chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất.

(Các sai sót thường gặp trong xử phạt vi phạm hành chính)

Lấn, chiếm đất đai trường hợp nào bị xử phạt hành chính
Lấn, chiếm đất đai trường hợp nào bị xử phạt hành chính

+ Chiếm đất là việc sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc việc sử dụng đất do được Nhà nước giao, cho thuê nhưng hết thời hạn giao, cho thuê đất không được Nhà nước gia hạn sử dụng mà không trả lại đất hoặc sử dụng đất khi chưa thực hiện thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

          Đối với những cá nhân, tổ chức có hành vi lấn, chiếm đất quy định trên thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 10 của Nghị định 102/2014/ND-CP. Luật Đất đai và nghị định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực đất đai không phân biệt hành vi lấn, chiếm đất là của công hay của cá nhân, tổ chức đều bị xử phạt. Tuy nhiên, trên thực tế lại có 2 luồng quan điểm khác nhau về vấn đề xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi lấn, chiếm đất.

Lấn, chiếm đất sẽ bị xử phạt hành chính

          Đa số ý kiến đều cho rằng chỉ xử phạt hành vi lấn, chiếm đất đối với trường hợp lấn, chiếm đất công, còn hành vi lấn, chiếm đất cá nhân, tổ chức thì thuộc về tranh chấp đất đai nên không xử phạt hành chính mà hướng dẫn cá nhân, tổ chức giải quyết theo con đường khiếu nại hoặc khởi kiện ra tòa để phân định đúng sai. Bởi lẽ theo quy định của Luật Đất đai 2003 cũng như Luật Đất đai 2013 thì tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Như vậy, rõ ràng việc ông A hay ông B lấn, chiếm đất của nhau đã phát sinh tranh chấp về quyền sử dụng đất, đây đơn thuần chỉ là quan hệ dân sự giữa các bên, nhà nước không nên dùng biện pháp hành chính để can thiệp buộc ông A hay ông B phải trả lại đất. Và thực tế việc lấn, chiếm đất giữa các cá nhân với nhau nhà nước chỉ biết khi họ có tranh chấp dẫn đến khiếu nại, do đó áp dụng quy định về giải quyết tranh chấp đất đai để xử lý các trường hợp trên là phù hợp với quy định và thực tế.

Lấn, chiếm đất tư cũng bị xử phạt

          Tuy nhiên cũng có quan điểm cho rằng, Luật Đất đai và nghị định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực đất đai không loại trừ hành vi lấn chiếm đất của cá nhân, tổ chức hay của nhà nước, miễn là có hành vi lấn, chiếm thì đều bị xử lý.  Bởi lẽ hành vi lấn ,chiếm đất là hành vi vi phạm hành chính và theo Luật Xử lý vi phạm hành chính thì mọi hành vi vi phạm hành chính đều phải được phát hiện và xử lý kịp thời để đảm bảo trật tự xã hội.

xử phạt hành vi lấn chiếm đất
xử phạt hành vi lấn chiếm đất

Và trên thực tế xét xử của Tòa án thì việc lấn, chiếm đất giữa các cá nhân với nhau vẫn bị xử phạt vi phạm hành chính.

(Xem quy định xử phạt hành vi lấn, chiếm đất từ ngày 05/01/2020 theo Nghị định 91/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực đất đai)

Tại Bản án số 03/2018/HC-ST ngày 29/01/2018 của Tòa án nhân dân tỉnh Trà Vinh về việc khiếu kiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Tòa án đã nhận định như sau:

Tại các biên bản xác minh ngày 28/4/2017, ngày 3/5/2017, ngày 10/5/2017, cho thấy bà Mạch Thị T có hành vi chiếm đất của ông Mạch Long N và bà Khưu Thị Bạch T để canh tác và bà Mạch Thị T cũng thừa nhận hành vi này. Vì những lý do đó, Chủ tịch UBND huyện Tiểu Cần đã ban hành quyết định xử phạt đối với bà Mạch Thị T là đúng trình tự, thủ tục.

          Người viết đồng tình với quan điểm thứ hai, nghĩa là khi có hành vi lấn, chiếm đất thì dù là lấn, chiếm đất công hay đất tư thì đều bị xử phạt hành chính theo Nghị định 102/2014/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trên lĩnh vực đất đai, vì Luật xử lý vi phạm hành chính và Nghị định 102 không phân biệt là lấn chiếm đất công mới bị xử phạt và nguyên tắc xử phạt theo Luật Xử lý vi phạm hành chính là: Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật;  Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật;

Rubi

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

18 Bình luận

  1. Thưa luật sư gia đình em có 5sào đất nông nghiệp trồng lúa được chia làm 5 ruộng sau đó nhà em và ông nội dồn lại thành 2 thửa với diện tích như nhau ông một thửa 5 sào và nhà em cũng vậy nhưng không gần nhau và hai bên không có bất hòa gì .nay ông bà không còn tỉnh táo bác em lấy ruộng của ông bà e cấy và đòi chia ruộng ra như lúc đầu .luật sư cho e hỏi nếu em không muốn chia ra có được không và nếu cán bộ thôn vào cuộc thì họ chỉ có quyền giảng hoà hay họ có thể chia lại như cũ xin cảm ơn luật sư

    • Nguyễn Quốc Sử

      RUộng là của ông Nội em nên Bác không có quyền, chỉ khi ông Nội cho hoặc có di chúc thì sau khi chết mới chia được. Ban nhân thôn chỉ có quyền hòa giải thôi. Thân chào!

  2. Thưa luật sư hiện nay bác e cố tình lấn sang ruộng nhà e mà gđ không đồng ý .em có thể kiện bác ấy vì tội lấn chiếm đất đai không .bác ấy rất quá đáng .em đang rất bế tắc mong luật sư tư vấn giúp em cảm ơn luật sư.

  3. Uông Hồng Thắng

    Năm mới em chúc anh Nguyễn Quốc sử, các anh, chi mạnh khỏe, may mắn, thành đạt…!

  4. Uông Hồng Thắng

    Em chào anh!
    1. Anh Sử ơi, văn bản của cơ quan nhà nước chỉ có dấu treo hoặc dấu giáp lai hoặc không có dấu chỉ có chữ ký có chứng thực được không anh?
    2. Thẩm quyền xác định giới tính là cơ quan nào và thủ tục nhe nào hả anh?

  5. Thưa luật sư vụ đất cát nhà e .e đã trình bầy rồi mong luật sư tư vấn giúp e thêm vài chuyện như sau .đất đai nhà e trồng trọt thì bị phá hoại gọi cán bộ thôn thì họ không giải quyết và gia đình bác e thì đang có dự định cố tình lấn chiếm sang mà gd e chưa đồng ý .những hành vi trên thì được gọi là gì và e đang có dự định đưa đơn ra tòa và e muốn mời luật sư biện hộ cho e kính mong luật sư tư vấn giúp e trân thành cảm ơn luật sư

  6. Mong luật sư giúp đỡ gia đình e

  7. Uông Hồng Thắng

    Em chào anh!
    Em muốn soạn Quyết định ban hành kế hoạch thi hành Luật Hộ tịch 2014 trước ngày Luật có hiệu lực, nhưng QĐ của em lại có hiệu lực sau ngày Luật Hộ tịch có hiệu lực được không anh? Phần căn cứ Luật hộ tịch chua có hiệu lực được không anh?
    Em cám ơn anh ạ!

  8. Uông Hồng Thắng

    Em trân trọng cảm ơn anh Sử ạ…!

  9. Bùi thế Tùng

    Xin chào luật sư! Xin được hỏi luật sư về trường hợp lấn chiếm đất công thì bị xử lý như thế nào? Và người cố tình lấn chiếm nhiều lần thì bị xử lý ra sao?
    Tuy là đất công nhưng khi bị lấn chiếm có gây nên khó khăn cho nhũng người dân xung quanh thì có làm đơn khiếu kiện được không ạ?
    Và cơ quan nào trực tiếp tiếp nhận đơn thư và xử lý khiếu kiện ạ?
    Mong nhận được xự giúp đỡ của Luật Sư. Xin cảm ơn!

    • Nguyễn Quốc Sử

      Theo Điều 10 của Nghị định 102/2014/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trên lĩnh vực đất đai thì: Lấn, chiếm đất bị xử lý như sau
      1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất.
      2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều này.
      3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất ở.
      4. Hành vi lấn, chiếm đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình thì hình thức và mức xử phạt thực hiện theo quy định tại Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực về hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở; trong lĩnh vực về giao thông đường bộ và đường sắt; trong lĩnh vực về văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo; trong lĩnh vực về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; phòng, chống lụt, bão và trong các lĩnh vực chuyên ngành khác.
      5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
      a) Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm đối với hành vi quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này;
      b) Buộc trả lại đất đã lấn, chiếm đối với hành vi quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này.
      Khi bạn phát hiện có hành vi lấn chiếm đất công thì báo cho chính quyền địa phương cấp xã để họ xử lý, nếu cấp xã không xử lý thì báo lên Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện để xử lý

  10. Trần văn thắng

    Chào luật sư,gia đình em và hàng xóm có tranh chấp đất đai.họ đã khiếu nại lên ubnd xã.ubnd xã và địa chính xã đã về giải quyết xong,đóng mốc.và có biên bản làm việc có chữ ký cam kết của hàng xóm là theo quyết định của xã.nhưng giờ gia đình e trồng cây hay làm bất cứ việc gì bên vườn e họ đều không cho.họ còn chạy sang vườn xô đẩy bố và tuyên bố phá hoại tất cả những j gđ e làm ạ.luật sư tư vấn cho e đ k ạ.e cẩm ơn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *