Hướng dẫn xử lý một số khó khăn trong xử lý vi phạm hành chính

Ngày 16 tháng 3 năm 2016, Cục Quản lý xử vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật đã ban hành Công văn số 103/QLXLVPHC&TDTHPL-XLVPHC về việc trao đổi việc xử lý một số khó khăn, vướng mắc trong xử lý vi phạm hành chính, theo đó:

1. Đối với trường hợp không xác định được người vi phạm hành chính, chết hoặc mất tích

Tại phần đầu của Quyết định ghi rõ: Không xác định được đối tượng vi phạm hành chính hoặc cá nhân vi phạm hành chính chết, mất tích hoặc tổ chức vi phạm hành chính đã giải thể.

Giải đáp vướng mắc trong xử lý vi phạm hành chính

2. Về buộc phá dỡ công trình xây dựng vi phạm khi chủ sở hữu đã thay đổi

Trường hợp công trình xây dựng không phép, sai phép đã chuyển quyền nhượng qua nhiều người và hiện tại không liên lạc được, hoặc không xác định được đối tượng vi phạm nhưng có người đang quản lý, sử dụng công trình đó thì người này phải có trách nhiệm thực hiện tháo dỡ phần công trình vi phạm theo quy định của Luật Nhà ở và Luật Xây dựng.

Đối với nhà ở thì thẩm quyền cưỡng chế thuộc về Chủ tịch UBND cấp huyện hoặc cấp tỉnh.

3. Về giảm miễn tiền phạt

Chỉ cá nhân vi phạm mới được xem xét miễn, giảm tiền phạt, tổ chức thì không được miễn, giảm.

4. Về cưỡng chế thi hành biện pháp khắc phục hậu quả khi người vi phạm vắng mặt

Vẫn tiến hành cưỡng chế, không hoãn thi hành vì luật không quy định.

(xem mẫu kế hoạch/phương án cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính)

Ru bi

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *