UBND cấp huyện có thẩm quyền cưỡng chế phá dỡ công trình hay UBND cấp xã có thẩm quyền cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng không phép, sai phép. Hiện nay vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau.
Thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế
Nhân đọc các bài viết trên Báp pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh về thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình không phép (Dỡ nhà không phép: Văn bản Bộ xây dựng gây khó!, ngày 9.4; Phường có quyền phá dỡ nhà xây không phép thuộc diện không được cấp phép ngày 8.4), hiện có 2 quan điểm trái ngược nhau. Một số ý kiến cho rằng UBND cấp xã có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế phá dỡ theo Nghị định 180, một số ý kiến lại cho rằng UBND cấp xã không có thẩm quyền mà phải do UBND cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế theo Thông tư 02 của Bộ Xây dựng.
Cả 2 quan điểm đều đúng?
Tôi cho rằng cả 2 quan điểm đều có cơ sở pháp lý, tuy nhiên tôi nghiêng về quan điểm thứ 2, tức là việc ban hành quyết định cưỡng phá dỡ công trình xây dựng là thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện theo quy định của Thông tư 02, bởi vì:
– Thông tư 02 đã quy định cụ thể cơ quan nào có thẩm quyền cấp phép xây dựng thì cơ quan đó có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế và theo Luật Xây dựng 2014 thì đã bỏ quy định về việc cấp phép xây dựng nhà ở riêng lẻ nông thôn nên cấp xã không còn thẩm quyền cấp phép. Do đó, quy định về thẩm quyền cưỡng chế phá dỡ của UBND cấp xã theo Nghị định 180 là không còn phù hợp.
– Tại Điều 86 Luật Xây dựng 2005 quy định về thẩm quyền cưỡng chế phá dỡ công trình được hướng dẫn bởi Thông tư 12/2005/TT-BXD hướng dẫn thi hành một số nội dung về Quản lý chất lượng công trình xây dựng và Điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân trong hoạt động xây dựng (vẫn còn hiệu lực) thì việc cưỡng chế phá dỡ công trình thẩm quyền của UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện. UBND cấp xã không có thẩm quyền cưỡng chế.
– Theo dự thảo Nghị định thay thế cho Nghị định 121 và Nghị định 180 mà Bộ Xây dựng đang lấy ý kiến nhân dân thì UBND cấp xã không có thẩm quyền cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm. Đây là quy định phù hợp với Luật Xây dựng 2014.
(Xem mẫu kế hoạch cưỡng chế quyết định xử phạt vi phạm hành chính chuẩn nhất)
-Một thực tế là có những công trình sai phép chỉ một phần nhỏ nhưng nếu áp dụng theo Nghị định 180 lại thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện, còn công trình xây dựng không phép 5, 3 tầng thì lại thuộc thẩm quyền của UBND cấp xã, trong khi cấp xã lại không đáp ứng được nguồn lực, nhân lực và khả năng cưỡng chế. Dù là công trình có phép hay không phép thì bản chất vẫn thuộc thẩm quyền cấp phép của cấp huyện hoặc cấp tỉnh, do đó chỉ có UBND cấp huyện hoặc cấp tỉnh mới có thẩm quyền cưỡng chế phá dỡ.
Xem tất cả các vướng mắc và hướng giải quyết trong cưỡng chế vi phạm hành chính.
Nguyễn Quốc Sử
Anh Sử oi! Nhưng khoản 3 Đ 14 nghị định 64/2012 quy định “Ủy ban nhân dân xã cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ tại những điểm dân cư nông thôn đã có quy hoạch xây dựng được duyệt thuộc địa giới hành chính do mình quản lý.” Thì có nghĩa là ubnd xã vẫn được cưỡng chế mà anh?
Theo Luật Xây dựng năm 2014, có hiệu lực 01/01/2015, tại Điều 89 về Đối tượng và các loại giấy phép xây dựng thì công trình xây dựng nhà ở nông thôn không phải xin phép xây dựng:
1. Trước khi khởi công xây dựng công trình, chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Công trình được miễn giấy phép xây dựng gồm:
a) Công trình bí mật nhà nước, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp và công trình nằm trên địa bàn của hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên;
b) Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư;
c) Công trình xây dựng tạm phục vụ thi công xây dựng công trình chính;
d) Công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về hướng tuyến công trình;
đ) Công trình xây dựng thuộc dự án khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và được thẩm định thiết kế xây dựng theo quy định của Luật này;
e) Nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà ở có quy mô dưới 7 tầng và tổng diện tích sàn dưới 500 m2 có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
g) Công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình;
h) Công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc;
i) Công trình hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng và ở khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn được duyệt;
k) Công trình xây dựng ở nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt; nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, trừ nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa;
l) Chủ đầu tư xây dựng công trình được miễn giấy phép xây dựng theo quy định tại các điểm b, d, đ và i khoản này có trách nhiệm thông báo thời điểm khởi công xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế xây dựng đến cơ quan quản lý xây dựng tại địa phương để theo dõi, lưu hồ sơ.
3. Giấy phép xây dựng gồm:
a) Giấy phép xây dựng mới;
b) Giấy phép sửa chữa, cải tạo;
c) Giấy phép di dời công trình.
4. Công trình cấp đặc biệt và cấp I được cấp giấy phép xây dựng theo giai đoạn khi đã có thiết kế xây dựng được thẩm định theo quy định của Luật này.
5. Đối với dự án đầu tư xây dựng gồm nhiều công trình, giấy phép xây dựng được cấp cho một, một số hoặc tất cả các công trình thuộc dự án khi phần hạ tầng kỹ thuật thuộc khu vực xây dựng công trình đã được triển khai theo quy hoạch xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Thưa anh!
Điểm k) khoản 1 “Công trình xây dựng ở nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt” thì khồng phải xin giấy phép xây dựng nhưng nếu thỏa mãn 2 điều kiện:
1.Thuộc khu vực có quy hoạch phát triển đô thị và
2.Quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt.
Thì vẫn phải xin GPXD dẫn đến UBND xã (thỏa mãn 2 điều kiện trên) Vẫn có quyền cưỡng chế mà anh!
em cảm ơn anh Sử ạ!
cảm ơn em đã tranh luận, em xem thêm dự thảo nghị định thay thế nghị định 180 và 121 nhé
Chao a Su . A cho toi hoi : Toi co nha cap 4 co giay nha tren bia hong cap 2006 den 2009 chu tich TPCT ra qd huy ly do chum lan dat san bay . cho den nay 7 nam roi ko co quan nao toi lam viec . toi di khieu nai chua dc gq . 2015 co du an quoc lo 91 di qua nha toi va cac ho khac bi anh huong toi , da dc boi thuong thiet hai va dc ban GPMB Quan hop mat tai UBND P dia phuong co Chu Tich P du . GPMB Quan noi rang (Tat ca cac ho bi anh huong tuyen Quoc Lo 91 ngang qua dc phep Xay dung , sua sang nha cua truoc de on dinh cuoc song dong thoi ban giao mat bang cho kip tien do cong trinh , sau do lam giay to bo sung sau . ke ca cac ho co nha nhung chua co giay to hop phap )
Cac ho khac da lam xong .
Nha toi lam to xay dung P va Quan lap bien ban , cuong che hanh chinh .Quyet dinh cua Chu Tich P noi dung xd trai phep tren dat ko dc phep xd .cat dien nuoc cua gd toi song 1980 toi gio . hoan canh gd Vo , con gai bi (tam than thuoc dien bao tro xa hoi ) Hien toi dang khieu nai len Toa An Quan .
Hoi a Su dia phuong lam vay co dung ko ?
Toi can phai lam gi tiep theo mac du gd chi can co cho o on dinh cho doi phan quyet cuoi cung cua toa gd toi thuc hien theo phap luat .
Toi rat mong duoc nhan phan hoi cua A chi tiet re hieu , thoi gian som nhat cho toi .
Chan thanh cam on anh
để được tư vấn chính xác bạn vui lòng gửi các văn bản liên quan qua mail kesitinh355@gmail.com nhé,
Chào anh Sử, Anh cho toi hỏi trình tự thủ tục cưỡng chế cong trình đã xay dựng cũ không có phép, nay muốn cưỡng chế thì cần thực hiện thế nào, mong nhận được phản hồi, cảm ơn anh.
trangtinphapluat.com trả lời như sau:
Nếu công trình vi phạm đã được lập biên bản, ban hành quyết định xử phạt, quyết định cưỡng chế mà chưa tổ chức thực hiện thì tiếp tục thực hiện.
Nếu công trình vi phạm chưa bị xử lý thì lập biên bản vi phạm hành chính, ban hành quyết định buộc khắc phục hậu quả, nếu họ không chấp hành thì ban hành quyết định cưỡng chế.
Nếu cần tư vấn cụ thể bạn liên hệ gmail: kesitinh355@gmail.com nhé, có phí.
Tôi là người luôn xem trang tin của anh, nay có tình huống này mong a chia sẻ : đoi với ct xd trai phep đã xây dựng xong từ năm2010 nay muốn là thủ tục cưỡng chế thì thủ tục như thế nào. Như toi tìm hiểu thì phải lập BB theo mẫu 2 của tt02 trong 5 đến 12 ngày mà khong tự tháo dỡ thì cq có thẩm quyền ban hanh qdcc theo mẫu tại nđ180, nhưng khi áp dụng mẫu qd thì khong đủ căn cứ bởi không có qd đình chỉ thi công khi xd, mà nếu ban hành qđkphq và qdcc theo mẫu tại nđ81 thì có trai với quy định của tt02 hay không. Mong a sử chia sẻ giúp, xin trân trọng cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã theo dõi các bài viết trên trangtinphapluat.com. Đối với tình huống của bạn nêu thì theo mình xử lý như sau sẽ phù hợp nhất:
Bước 1, bạn lập biên bản theo mẫu 02 của Thông tư 02/2014/TT-BXD
Bước 2, bạn tham mưu người có thẩm quyền ban hành quyết định buộc khắc phục hậu quả theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính (trường hợp hết thời hiệu xử phạt thì áp dụng biện pháp buộc khắc phục hậu quả)
Bước 3, hết thời hạn 10 ngày trong quyết định buộc khắc phục hậu quả mà người vi phạm không chấp hành thì bạn tham mưu ban hành quyết định cưỡng chế quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả và tổ chức thực hiện quyết định cưỡng chế.
Hiện nay, Thông tư 02 hướng dẫn sau khi lập biên bản vi phạm hành chính,ban hành quyết định cưỡng chế phá dỡ theo Nghị đinh 180 là không phù hợp với tinh thần Luật Xử lý vi phạm hành chính, đó là phải có quyết định xử phạt hoặc quyết định buộc khắc phục hậu quả thì mới ban hành quyết định cưỡng chế. Theo dự thảo thay thế Nghị định 121 và 180 thì đã sửa theo hướng của Luật XLVPHC.
cảm ơn đc Sử nhé.
không có chi, có gì vướng mắc bạn cứ gửi mail trao đổi nhé, thân chào!
Đc Sử cho mình hỏi tình huồng sau nhé: trường hợp ông A đã tự ý san lấp đất trồng lúa rồi dựng công trình tạm trên khu đất trên từ nhiều năm về trước (lúc đó không bị các cơ quan lập biên bản), đến nay cơ quan lập biên bản vi phạm về đất đai theo khoản 3 điều 6 của NĐ 102 sau đó UBND phường ban hành QĐ áp dụng biện pháp KPHQ độc lập yêu cầu tháo dỡ CT vi phạm, không xử phạt bằng tiền. Vậy Thẩm quyền ban hành QĐ AD BPKPHQ của cấp phường có đúng không, có cần phải xử phạt bằng tiền không, phường ban hành QĐ cưỡng chế thi hành QĐ AD KPHQ trên có đúng thẩm quyền hay phải là cấp huyện.
Mong đồng chí Sử tư vấn giúp nhé, xin cảm ơn đc nhiều.
Tại khoản 3 Điều 6 Nghị định 102/2014 thì mức phạt thấp nhất là 10 triệu, cao nhất là 50 triệu, trong khi thẩm quyền xử phạt của UBND cấp xã là 5 triệu đồng nên không thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp xã, cụ thể: Luật XLVPHC tại Điều 65. Những trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính
1. Không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong những trường hợp sau đây:
a) Trường hợp quy định tại Điều 11 của Luật này;
b) Không xác định được đối tượng vi phạm hành chính;
c) Hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 6 hoặc hết thời hạn ra quyết định xử phạt quy định tại khoản 3 Điều 63 hoặc khoản 1 Điều 66 của Luật này;
d) Cá nhân vi phạm hành chính chết, mất tích, tổ chức vi phạm hành chính đã giải thể, phá sản trong thời gian xem xét ra quyết định xử phạt;
đ) Chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm theo quy định tại Điều 62 của Luật này.
2. Đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này, người có thẩm quyền không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng có thể ra quyết định tịch thu sung vào ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính thuộc loại cấm lưu hành và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này.
Quyết định phải ghi rõ lý do không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính; tang vật bị tịch thu, tiêu hủy; biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng, trách nhiệm và thời hạn thực hiện.
Như vậy, theo Khoản 2 thì người có thẩm quyền không ra quyết định xử phạt nhưng có thể áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, do đó chỉ có người có thẩm quyền xử phạt trong trường hợp này mới có quyền ban hành quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả bạn nhé.
Do đó xã chỉ lập biên bản vi phạm hành chính và đề nghị huyện áp dụng biện pháp buộc khắc phục hậu quả.
Đc tư vấn giúp thêm:
– Do công trình vi phạm không diễn ra tại thời điểm này, nên theo mình hiểu thì cấp huyện ban hành QĐ ADKPHQ độc lập là đảm bảo quy định, nhưng có quan điểm lại cho rằng do thời điểm này lập biên bản vi phạm vào khoản 3 điều 6 NĐ 102 và dùng biên bản VP này QĐ XPHC bằng tiền + áp dụng biện pháp kphq trong QĐ XPHC thì có đảm bảo không?
– Trường hợp cấp huyện ban hành QĐ ADBPKPHQ (như đc tư vấn) nhưng người vi phạm không chấp hành thì cấp huyện ban hành QĐ CC thực hiện QĐ AD KPHQ trên theo mầu số 6 NĐ 81, nhưng trong nội dung QĐ CC tại Điều 3 thì cấp huyện có được giao (6) cho Cấp xã xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện QĐCC của cấp huyện đó không hay cấp huyện đó phải chủ trì tổ chức thực hiện QĐ CC đó?
Xin trân trọng cảm ơn đc, mong đc tư vấn giúp.
chỉ ban hành quyết định KPHQ thôi và theo Nghị định 166/2013/NĐ-CP về cưỡng chế hành chính thì người ban hành QĐ Cưỡng chế phải tổ chức cưỡng chế, ở cấp huyện thì căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ sẽ giao cho Phòng Tài nguyên thực hiện.
Cảm ơn đc Sử nhiều nhé.
Cảm ơn đc Sử nhiều nhé.