Slide bài giảng Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và hội đồng nhân dân

Trangtinphapluat.com biên soạn, giới thiệu tới bạn đọc slide bài giảng Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân các cấp để phục vụ công tác tuyên truyền cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, nhiệm kỳ 2021-2026.

Căn cứ biên soạn bài giảng Luật Bầu cử

Slide bài giảng Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp được biên soạn trên cơ sở các văn bản sau:

+ Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân các cấp năm 2015;  Luật Tổ chức Quốc hội 2014, sửa đổi, bổ sung 2020Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2019;

Bài giảng Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và bầu cử đại biểu HĐND các cấp
Bài giảng Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và bầu cử đại biểu HĐND các cấp

+ Nghị quyết số 1187/NQ-UBTVQH14 ngày 11/01/2021 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc xác định dự kiến cơ cấu, thành phần và phân bổ số lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026;  Thông tư 102/2020/TT_BTC hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026;

+ Thông tư 1/2021/TT-BNV hướng dẫn nghiệp vụ công tác tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 do Bộ Nội vụ ban hành.

Nội dung bài tuyên truyền

 Nội dung bài giảng tuyên truyền Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và bầu cử đại biểu HĐND các cấp

+ Giới thiệu nguyên tắc bầu cử: Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và phiếu kín.

+ Tuổi bầu cử và tuổi ứng cử: Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 được tổ chức vào Chủ nhật, ngày 23/5/2021.

Quyền bầu cử, ứng cử

– Người có quyền bầu cử: Sinh ngày 23/5/2003 trở về trước (Ngày bầu cử: 23/5/2021 -18 = 23/5/2003).

– Người có quyền ứng cử: Sinh ngày 23/5/2000 trở về trước (Ngày bầu cử: 23/5/2021 -18 = 23/5/2003).

+ Tiêu chuẩn người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.

+ Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong công tác bầu cử: Như trách nhiệm của Quốc hội, Hội đồng bầu cử quốc gia, Chính phủ, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam…

+ Dự kiến và phân bổ số lượng đại biểu Quốc hội được bầu: Tổng số đại biểu Quốc hội khóa XV là 500 người: Số lượng đại biểu ở các cơ quan trung ương là 207 đại biểu (41,4%). Số lượng đại biểu Quốc hội ở địa phương là 293 đại biểu (58,6%).

Cơ cấu người ứng cử

Cơ cấu hướng dẫn là cơ cấu linh hoạt để các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương làm căn cứ để giới thiệu người ứng cử tiêu biểu, gồm đại diện các ngành: khoa học – công nghệ, lao động, thương binh – xã hội, giáo dục, y tế, văn hóa – nghệ thuật, đại diện Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên … Trong cơ cấu này, cần quan tâm phân bổ hợp lý số người là phụ nữ, ngoài Đảng, dân tộc, trẻ tuổi và tự ứng cử.

+ Nguyên tắc lập danh sách cử tri; Những trường hợp không được ghi tên, xóa tên hoặc bổ sung tên vào danh sách cử tri; Những trường hợp không được ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân; tuyên truyền, vận động bầu cử; bầu cử thêm, bầu cử lại…

Liên hệ email kesitinh355@gmail.com hoặc Zalo 0935634572 để tải Slide bài giảng tuyên truyền Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, nhiệm kỳ 2016-2021.

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *