1. Người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc thay đổi, cải chính hộ tịch là có cơ sở, phù hợp với quy định của pháp luật dân sự và pháp luật có liên quan, công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.
Trường hợp thay đổi, cải chính hộ tịch liên quan đến Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn thì công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung thay đổi, cải chính hộ tịch vào Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn.
Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 03 ngày làm việc.
(Tổng hợp 48 công văn hướng dẫn nghiệp vụ hộ tịch của Bộ Tư pháp)
3. Trường hợp đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch không phải tại nơi đăng ký hộ tịch trước đây thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Ủy ban nhân dân nơi đăng ký hộ tịch trước đây để ghi vào Sổ hộ tịch.
Trường hợp nơi đăng ký hộ tịch trước đây là Cơ quan đại diện thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Bộ Ngoại giao để chuyển đến Cơ quan đại diện ghi vào Sổ hộ tịch.
+ Theo mẫu tờ khai thay đổi hộ tịch ban hành kèm theo Thông tư 15/2015/TT-BTP hướng dẫn Nghị định 123/2015/NĐ-CP thì trong 2 trường hợp phải có ý kiến của cha mẹ hoặc của người đó, cụ thể: (01) Ý kiến của người được thay đổi họ, tên (nếu người đó từ đủ 9 tuổi trở lên); xác định lại dân tộc (nếu người đó từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi); (02)Ý kiến của cha và mẹ (nếu thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi).
Điều này có thể hiểu đối với trường hợp thay đổi thông tin từ cha mẹ đẻ sang cha mẹ nuôi sau khi đã được nhận nuôi con nuôi thì việc thay đổi này không bắt buộc phải có ý kiến của trẻ và của cha mẹ đẻ.
Tóm lại, theo Luật Hộ tịch, Luật Nuôi con nuôi và các văn bản hướng dẫn thi hành 02 Luật này thì cha mẹ nuôi có quyền yêu cầu UBND cấp xã (trường hợp con nuôi dưới 14 tuổi), UBND cấp huyện (trường hợp con nuôi từ đủ 14 tuổi trở lên) tiến hành thay đổi hộ tịch, cụ thể thay đổi thông tin từ cha mẹ đẻ sang cha mẹ nuôi theo thủ tục thay đổi hộ tịch quy định tại Điều 28 Luật Hộ tịch.
3. Quy định mới sắp ban hành
Hiện nay, Bộ Tư pháp đang dự thảo thông tư thay thế 25/2015/TT-BTP, theo đó có quy định tại Điều 19 về Thay đổi, bổ sung hộ tịch của trẻ em được nhận làm con nuôi như sau:
PHương án 1: Trường hợp cha nuôi, mẹ nuôi có yêu cầu thay đổi phần khai từ cha, mẹ đẻ sang cha, mẹ nuôi trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh của con nuôi, thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký khai sinh trước đây hoặc nơi cư trú của con nuôi thực hiện thay đổi thông tin về cha, mẹ trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh. Thủ tục thay đổi hộ tịch được thực hiện theo quy định tại Điều 28 Luật hộ tịch.
Phương án 2: Trường hợp giữa cha đẻ, mẹ đẻ và cha nuôi, mẹ nuôi có sự thỏa thuận nhất trí thay đổi phần khai từ cha, mẹ đẻ sang cha, mẹ nuôi trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh của con nuôi, thì theo yêu cầu của cha, mẹ nuôi, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký khai sinh trước đây hoặc nơi cư trú của con nuôi thực hiện thủ tục thay đổi hộ tịch theo quy định; ghi nội dung thay đổi vào sổ đăng ký khai sinh, thu hồi bản chính Giấy khai sinh cấp trước đây và cấp bản chính Giấy khai sinh mới phù hợp với nội dung đã được thay đổi.