Vợ, chồng có con riêng – Đăng ký khai sinh thế nào cho đúng?

Xin cho mình hỏi trang tin pháp luật, bạn mình có con riêng trong thời kỳ hôn nhân, bạn ấy muốn đăng ký khai sinh cho con để trống thôn tin về người cha có được không, vì người mà bạn ấy kết hôn không phải là cha đẻ của đứa bé vì cha đẻ bỏ đi không liên lạc được trong thời gian mang thai và sinh con (không có quyết định của Tòa về tuyên bố mất tích hay đã chết)

Trân trọng cảm ơn (người hỏi vanvu…@gmail.com)
Trangtinphapluat.com trả lời như sau (mang tính tham khảo)

Quy định về xác định cha mẹ con

Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 quy định về xác định cha mẹ con như sau:

Thủ tục đăng ký khai sinh cho con riêng
Thủ tục đăng ký khai sinh cho con riêng

Điều 88. Xác định cha, mẹ

1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.

Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.

(Slide bài giảng tuyên truyền Luật Hôn nhân và gia đình)

Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.

2. Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định.

Điều 89. Xác định con

1. Người không được nhận là cha, mẹ của một người có thể yêu cầu Tòa án xác định người đó là con mình.

2. Người được nhận là cha, mẹ của một người có thể yêu cầu Tòa án xác định người đó không phải là con mình.

Căn cứ vào quy định tại  Điều 88 và Điều 89 của Luật Hôn nhân và gia đình nêu trên thì bạn của bạn có con riêng trong thời kỳ hôn nhân thì đứa bé vẫn được xác định là con chung của bạn của bạn với người chồng hợp pháp.

Quy định về đăng ký khai sinh

Thẩm quyền đăng ký khai sinh

Theo quy định của Điều 13 Luật Hộ tịch thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh.

xác định cha mẹ con
xác định cha mẹ con

Nội dung đăng ký khai sinh

Theo quy định tại Điều 14 Luật Hộ tịch thì Nội dung đăng ký khai sinh gồm:

– Thông tin của người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; quê quán; dân tộc; quốc tịch;

(Slide bài giảng tuyên truyền Luật Hộ tịch)

– Thông tin của cha, mẹ người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú;

– Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh.

Quy định về để trống phần khai về cha

Như vậy, theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình và Luật Hộ tịch thì con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân là con chung vợ, chồng, do đó khi đăng ký khai sinh phải để tên người chồng hợp pháp. Trường hợp người chồng hợp pháp đó không thừa nhận con chung thì yêu cầu Tòa án xác định không phải là con của mình thì phần khai sinh của đứa bé mới để trống phần tên người cha.

Cụ thể, theo Khoản 2 Điều 15 Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Hộ tịch thì:  Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để trống.

Trên đây là tư vấn của trangtinphapluat.com về việc đăng ký khai sinh cho trẻ trong trường hợp người vợ có con riêng trong thời kỳ hôn nhân hợp pháp.

Rubi

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *