Trangtinphapluat.com biên soạn, giới thiệu tới bạn đọc Bộ câu hỏi trắc nghiệm kiến thức chung kỳ thi công chức hành chính tỉnh Kon Tum năm 2020, gồm 1.089 câu trắc nghiệm có đáp án.
Bộ câu hỏi trắc nghiệm kiến thức chung kỳ thi công chức hành chính tỉnh Kon TUm năm 2020 được biên soạn theo Thông báo của Hội đồng tuyển dụng công chức năm 2020 của tỉnh Kon Tum, tập trung vào các chuyên đề sau:
I. Hệ thống chính trị, Nhà nước pháp quyền XHCNVN
1. Tổng quan Hệ thống chính trị, Nhà nước pháp quyền XHCNVN.
2. Các Nghị quyết số 18-NQ/TW, 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII ban hành ngày 25 tháng 10 năm 2017.
II. Nền hành chính; công tác quản lý Nhà nước
1. Kiến thức chung về nền hành chính;
2. Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước và công tác quản lý nhà nước, cải cách hành chính nhà nước (nội dung, kết quả thực hiện Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2011 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020).
III. Các quy định pháp luật liên quan
1. Hiến pháp 2013;
2. Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019;
3. Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Nghị định số 107/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2014/NĐCP;
4. Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc Trung ương và Nghị định số 108/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2014/NĐ-CP.
IV. Pháp luật về cán bộ, công chức:
1. Luật Cán bộ, công chức năm 2008 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức, viên chức năm 2019 (phần về công chức);
2. Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định những người là công chức (không học Điều 11 – được bãi bỏ bởi Nghị định số 138/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020); Thông tư số 08/2011/TT-BNV ngày
02 tháng 06 năm 2011 hướng dẫn một số điều của Nghị định số 06/2010/NĐ-CP;
3. Nghị định 62/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2020 của Chính phủ về vị trí việc làm và biên chế công chức;
4. Nghị định 90/2020/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức;
5. Nghị định số 112/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức;
6. Nghị định số 138/2020/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức;
7. Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông;
8. Quyết định số 03/2007/QĐ-BNV ngày 26/02/2007 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong bộ máy chính quyền địa phương;
9. Quyết định số 1847/QĐ-TTg ngày 27 tháng 12 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Văn hóa công vụ;
10. Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ về công tác văn thư;
11. Nghị định số 47/2020/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ về Quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước;
12. Văn bản hợp nhất số 23/VBHN-VPQH ngày 15 tháng 7 năm 2020 hợp nhất Luật ban hành Văn bản quy phạm pháp luật do Văn phòng Quốc hội ban hành;
13. Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Nghị định số 154/2020/NĐ-CP (31/12/2020) sửa đổi, bổ sung Nghị định số 34/2016/NĐ-CP.
Dưới đây là một số câu trong Bộ câu hỏi trắc nghiệm kiến thức chung kỳ thi công chức hành chính tỉnh Kon Tum năm 2020, gồm 1.089 câu trắc nghiệm có đáp án:
Câu 1. Hệ thống chính trị nước CHXHCN Việt Nam vận hành theo cơ chế nào?
a) Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ
b) Đảng làm chủ, Nhà nước lãnh đạo, nhân dân quản lý
c) Đảng quản lý, nhà nước lãnh đạo, nhân dân làm chủ
d) Đảng lãnh đạo, Nhà nước làm chủ, nhân dân quản lý
Đáp án A
Câu 2. Đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập là?
a) một trong những nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên số một, là nhiệm vụ chính trị vừa cấp bách, vừa lâu dài của tất cả các cấp uỷ đảng, chính quyền và toàn hệ thống chính trị
b) một trong những nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên hàng đầu, là nhiệm vụ chính trị vừa cấp bách, vừa lâu dài của tất cả các cấp uỷ đảng, chính quyền và toàn hệ thống chính trị
c) một trong những nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên hàng đầu, là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài của tất cả các cấp uỷ đảng, chính quyền và toàn hệ thống chính trị
Đáp án B
Câu 3. Cơ quan nào dưới đây có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất
a) Viện kiểm sát nhân dân
b) Tòa án nhân dân
c) Viện kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân
Đáp án A
Câu 4. Ủy ban nhân dân họp họp chuyên đề hoặc họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất trong các trường hợp sau đây?
a) Do Chủ tịch Ủy bannhân dân quyết định;
b) Theo yêu cầu của Chủ tịch Ủy bannhân dân cấp trên trực tiếp, đối với phiên họp Ủy bannhân dân cấp tỉnh thì theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ;
c) Theo yêu cầu của ít nhất một phần ba tổng số thành viên Ủy bannhân dân.
d) Tất cả trường hợp trên
Đáp án D
Câu 5. Đâu không phải là nội dung đánh giá công chức?
a) Tham gia hoạt động đoàn thể
b) Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc;
c) Năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;
d) Kết quả thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao; tiến độ và chất lượng thực hiện nhiệm vụ. Việc đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phải gắn với vị trí việc làm, thể hiện thông qua công việc, sản phẩm cụ thể
Đáp án A
Câu 6. Nguyên tắc nào dưới đây không phải là nguyên tắc tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện
a) Tổ chức phòng quản lý đa ngành, đa lĩnh vực; bảo đảm tinh gọn, hợp lý, hiệu quả; không nhất thiết ở cấp tỉnh có sở nào thì cấp huyện có tổ chức tương ứng.
b) Tổ chức phòng quản lý đa ngành, đa lĩnh vực; bảo đảm tinh gọn, hợp lý, hiệu quả; cấp tỉnh có sở nào thì cấp huyện có tổ chức tương ứng.
c) Bảo đảm bao quát đầy đủ chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp huyện và bảo đảm tính thống nhất, thông suốt về quản lý ngành, lĩnh vực công tác từ Trung ương đến cơ sở
d) Phù hợp với từng loại hình đơn vị hành chính cấp huyện và điều kiện tự nhiên, dân số, tình hình phát triển kinh tế – xã hội của từng địa phương và yêu cầu cải cách hành chính nhà nước.
Đáp án B
Câu 7. Trọng tâm cải cách hành chính trong giai đoạn 10 năm tới (2011-2020) là:?
a) Cải cách thể chế; xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, chú trọng cải cách chính sách tiền lương nhằm tạo động lực thực sự để cán bộ, công chức, viên chức thực thi công vụ có chất lượng và hiệu quả cao; nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính và chất lượng dịch vụ công.
b) Cải cách thể chế; xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, chú trọng cải cách chính sách tiền lương nhằm tạo động lực thực sự để cán bộ, công chức, viên chức thực thi công vụ có chất; nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính và chất lượng dịch vụ công.
c) Cải cách thể chế; xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, chú trọng cải cách chính sách tiền lương nhằm tạo động lực thực sự để cán bộ, công chức, viên chức thực thi công vụ có chất lượng và hiệu quả cao; nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính.
Đáp án A
Liên hệ email kesitinh355@gmail.com hoặc Zalo 0935634572 để tải Bộ câu hỏi trắc nghiệm kiến thức chung kỳ thi công chức hành chính tỉnh Kon Tum năm 2020, gồm 1.089 câu trắc nghiệm có đáp án.