Tổng hợp các văn bản được ban hành từ ngày 06/8 đến – 12/8/2018

 Trangtinphapluat.com tổng hợp, biên soạn giới thiệu tới bạn đọc các văn bản quan trọng được ban hành từ ngày 06/8 đến ngày 12/8/2018 như quy định chi tiết Luật Cơ quan đại diện ở nước ngoài, triển khai thi hành cơ chế một cửa liên thông, lịch nghỉ lễ tết năm 2019; chế độ chính sách với cán bộ bộ phận một cửa….

1. Quá tuổi, vẫn được bổ nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền

          Ngày -8/8/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định 104/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài.

Theo Nghị định này, trong trường hợp quá độ tuổi bổ nhiệm thông thường, người được tiến cử Đại sứ đặc mệnh toàn quyền được xem xét bổ nhiệm nếu đáp ứng các điều kiện sau:

Nghị định 104/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài
Nghị định 104/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài

– Điều kiện năng lực, uy tín cá nhân:

Đại sứ đặc mệnh toàn quyền được bổ nhiệm trong trường hợp đặc biệt nếu có kiến thức sâu rộng về quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận; Có uy tín, kinh nghiệm và năng lực vượt trội trong lĩnh vực đối ngoại.

– Điều kiện về yêu cầu đối ngoại:

Đại sứ đặc mệnh toàn quyền được bổ nhiệm trong trường hợp đặc biệt nhằm thúc đẩy một hoặc một số lĩnh vực hợp tác đặc biệt quan trọng; Xử lý một hoặc một số vấn đề quan trọng, có ảnh hưởng sâu sắc đến lợi ích của Việt Nam trong quan hệ quốc tế..

– Điều kiện về địa bàn công tác:

Đại sứ đặc mệnh toàn quyền được bổ nhiệm trong trường hợp đặc biệt để công tác tại một trong các địa bàn: Quốc gia láng giêng hoặc khu vực Đông Nam Á; Quốc gia có quan hệ đối tác chiến lược, đối tác toàn diện, Liên hợp quốc…

Nghị định này có hiệu lực từ ngày 8/8/2018.

2. Kiên quyết dừng các dự án đập, hồ chứa nước ảnh hưởng môi trường

          Trên đây là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị 22/CT-TTg ngày 07/08/2018 về tăng cường quản lý, đảm bảo an toàn đập, hồ chứa nước.

          Cụ thể, Thủ tướng yêu cầu:

– Rà soát các dự án đập, hồ chứa nước chưa triển khai xây dựng, kiên quyết dừng thực hiện các dự án hiệu quả thấp, ảnh hưởng lớn đến môi trường, xã hội, không đảm bảo phát triển bền vững;

Chỉ thị 22/CT-TTg ngày 07/08/2018 về tăng cường quản lý, đảm bảo an toàn đập, hồ chứa nước
Chỉ thị 22/CT-TTg ngày 07/08/2018 về tăng cường quản lý, đảm bảo an toàn đập, hồ chứa nước

– Củng cố lực lượng quản lý chuyên trách, đủ năng lực chuyên môn để quản lý an toàn đập, hồ chứa nước, đặc biệt là đối với các đập, hồ chứa thủy lợi vừa và nhỏ, các đập, hồ do tư nhân đầu tư, quản lý…

-Tăng cường xử lý vi phạm về quản lý chất lượng công trình xây dựng đối với các hoạt động đầu tư xây dựng mới, sửa chữa, nâng cấp đập, hồ chứa nước trên địa bàn, nhất là đối với các đập, hồ chứa nước do chính quyền huyện, xã và doanh nghiệp tư nhân làm chủ đầu tư.

3.Bãi bỏ yêu cầu đối với cơ sở khám sức khỏe cho thuyền viên

          Bộ Y tế ban hành Thông tư 17/2018/TT-BYT ngày 06/8/2018 sửa đổi, bổ sung Thông tư 22/2017/TT-BYT quy định tiêu chuẩn sức khỏe của thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam và công bố cơ sở sức khỏe cho thuyền viên.

Thông tư này bãi bỏ các quy định sau tại Thông tư 22/2017/TT-BYT:

– Yêu cầu đối với cơ sở khám sức khỏe cho thuyền viên;

– Điều khoản chuyển tiếp;

– Phụ lục VII – Danh mục cơ sở vật chất và thiết bị y tế của cơ sở y tế khám sức khỏe thuyền viên.

Thông tư 17/2018/TT-BYT ngày 06/8/2018 sửa đổi, bổ sung Thông tư 22/2017/TT-BYT quy định tiêu chuẩn sức khỏe của thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam
Thông tư 17/2018/TT-BYT ngày 06/8/2018 sửa đổi, bổ sung Thông tư 22/2017/TT-BYT quy định tiêu chuẩn sức khỏe của thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam

Đồng thời, bổ sung quy định Công bố công khai cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ điều kiện khám sức khỏe cho thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam trên Trang Thông tin điện tử của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/10/2018.

  1. Bãi bỏ 11 văn bản trong lĩnh vực y tế do Thủ tướng ban hành

          Ngày 06/8/2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 33/2018/QĐ-TTg về việc bãi bỏ 11 văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực y tế thuộc thẩm quyền ban hành của Thủ tướng Chính phủ.

Cụ thể, bãi bỏ các quyết định, chỉ thị gồm:

– Quyết định 185/2002/QĐ-TTg về việc phê duyệt danh sách các ủy viên kiêm nhiệm Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em;

– Quyết định 09/2006/QĐ-TTg ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 47-NQ/TW ngày 22/03/2005 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình;

– Quyết định 240/2006/QĐ-TTg thực hiện chế độ bảo hiểm y tế tự nguyện đối với cán bộ dân số, gia đình và trẻ em ở xã, phường, thị trấn;

– Chỉ thị 29/2006/CT-TTg về tăng cường công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm và cúm A (H5N1) ở người;…

Quyết định này có hiệu lực từ ngày 20/9/2018.

  1. Sẽ có chính sách riêng với công chức làm việc tại Bộ phận Một cửa

          Ngày 8/8/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 985/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị định 61/2018/NĐ-CP về chế độ một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính.

Kế hoạch này bao gồm các nội dung cụ thể như sau:

– Ban hành văn bản hướng dẫn chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại Bộ phận Một cửa;

– Ban hành Thông tư quy định chi tiết Nghị định 61/2018/NĐ-CP về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông;

– Hoàn thành việc bố trí trụ sở (ưu tiên chuyển đổi công năng hoặc nâng cấp, cải tạo trụ sở), bố trí trang thiết bị tại Bộ phận một cửa;

– Công bố danh mục thủ tục hành chính tiếp nhận tại Bộ phận một cửa; danh mục thủ tục hành chính tiếp nhận trực tuyến trên Cổng dịch vụ công cấp bộ, tỉnh;

– Ban hành quy trình nội bộ, quy trình điện tử đối với việc giải quyết từng thủ tục hành chính.

Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.

  1. Nghiên cứu, hoàn thiện quy định về mua, bán nợ của các doanh nghiệp

          Theo Quyết định 986/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 08/8/2018 về việc phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030:

Phấn đấu đến cuối năm 2025 có ít nhất từ 2-3 ngân hàng thương mại nằm trong top 100 ngân hàng lớn nhất về tổng tài sản trong khu vực châu Á và 3-5 ngân hàng niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán nước ngoài.

Thực hiện nghiên cứu, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về: Hoạt động mua, bán nợ của các doanh nghiệp; khung pháp lý về hình thành, phát triển và quản lý thị trường mua, bán nợ; Hoạt động chứng khoán hóa các khoản nợ, tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện các giao dịch trên thị trường chứng khoán và chuyển đổi các khoản nợ xấu thành chứng khoán để giao dịch công khai, minh bạch vào thời điểm thích hợp…

Giai đoạn 2018-2020, xây dựng, trình cấp có thẩm quyền dự án Luật sửa đổi, bổ sung Luật Các tổ chức tín dụng (cấu phần về tập đoàn tài chính).

Giai đoạn 2021-2025, sẽ xây dựng và triển khai 03 dự án luật: Dự án Luật Các hệ thống thanh toán; Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm tiền gửi; Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.

  1. Bổ sung 256 dịch vụ kỹ thuật khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế

          Ngày 08/8/2018, Bộ Y tế ban hành Quyết định 4883/QĐ-BYT bổ sung danh mục các dịch vụ kỹ thuật khám, chữa bệnh được xếp tương đương về kỹ thuật và chi phí thực hiện theo Thông tư 15/2018/TT-BYT ngày 30/5/2018.

Theo đó, bổ sung 256 dịch vụ kỹ thuật khám, chữa bệnh được xếp tương đương về kỹ thuật và giá đã có trong các quyết định ban hành danh mục kỹ thuật tương đương thực hiện Thông tư liên tịch 37/2015/TTLT-BYT-BTC nhưng còn thiếu trong Quyết định 4442/QĐ-BYT ngày 13/07/2018.

  1. Cán bộ, công chức năm 2019: Dịp Lễ, Tết được nghỉ 21 ngày

          Bộ LĐ-TB&XH vừa ban hành Thông báo 3238/TB-LĐTBXH về việc nghỉ lễ, Tết năm 2019 đối với cán bộ, công chức, viên chức và NLĐ của các cơ quan hành chính, sự nghiệp tổ chức chính trị, nghiệp tổ chức chính trị – xã hội.

Lịch nghỉ lễ tết năm 2019
Lịch nghỉ lễ tết năm 2019

          Theo Thông báo, dịp Lễ, Tết năm 2019, cán bộ, công chức sẽ được nghỉ 18 ngày, cụ thể:

– Dịp Tết Dương lịch nghỉ liền 04 ngày: nghỉ từ thứ Bảy, ngày 29/12/2018 đến hết thứ Ba, ngày 01/01/2019; đi làm bù vào thứ Bảy, ngày 05/01/2019.

– Dịp Tết Âm lịch nghỉ liền 09 ngày: nghỉ từ thứ Bảy, ngày 02/02/2019 đến hết Chủ nhật ngày 10/02/2019.

– Dịp lễ 30/4 và 01/5 nghỉ liền 05 ngày: nghỉ từ thứ bảy, ngày 27/4/2019 đến hết thứ Tư, ngày 01/5/2019; đi làm bù vào thứ Bảy, ngày 04/5/2019.

Ngoài ra, theo Luật định thì dịp Giỗ Tổ Hùng Vương, cán bộ, công chức sẽ được nghỉ liền 03 ngày từ thứ Bảy, ngày 13/4/2019 đến hết thứ Hai, ngày 15/4/2019.

Các cơ quan, đơn vị không thực hiện nghỉ cố định thứ Bảy và Chủ nhật hằng tuần sẽ căn cứ vào chương trình, kế hoạch cụ thể của đơn vị để bố trí lịch nghỉ cho phù hợp.

9. Tăng mức hỗ trợ đối với cán bộ, công chức tại Bộ phận một cửa từ ngày 01/8/2018

UBND tỉnh Quảng Nam vừa ban hành Quyết định 2365/QĐ-UBND ngày 07/8/2018 Quy định tạm thời chế độ hỗ trợ đối với công chức, viên chức thực hiện nhiệm vụ tại Trung tâm Hành chính công và Xúc tiến đầu tư tỉnh và Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp huyện, cấp xã, theo đó:

  1. Đối tượng được hỗ trợ gồm:

– Tại Trung tâm hành chính công và xúc tiến đầu tư tỉnh: CBCC thuộc biên chế của trung tâm được giao nhiệm vụ quản lý, giám sát hướng dẫn tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính. CBCC thuộc biên chế của các Sở, Ban, Ngành, cơ quan, đơn vị (kể cả cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn)  được cử đến làm việc thường xuyên tại Trung tâm hành chính công và xúc tiến đầu tư tỉnh thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính.

– Tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả  cấp huyện: Công chức, viên chức cấp huyện được các cơ quan chuyên môn UBND cấp huyện, một số cơ quan trung ương đóng chân trên địa bàn (nếu có) cử đến làm việc thường xuyên tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện.

– Tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả một cửa cấp xã: Cán bộ, công chức cấp xã được UBND cấp xã phân công làm việc thường xuyên tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả một cửa

  1. Số lượng công chức, viên chức được hỗ trợ

* Đối với cấp tỉnh

– Công chức, viên chức thuộc Trung tâm hành chính công và xúc tiến đầu tư cấp tỉnh (10 người)

– CCVC thuộc các Sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị cấp tỉnh , kể cả một số cơ quan trung ương đóng chân trên địa bàn: 41 người.

* Đối với cấp huyện:

Tối đa không quá 10 người.

* Đối với cấp xã:

– Các xã, thị trấn thuộc huyện miền núi tối đa không quá 3 người.

– Các xã, phường, thị trấn thuộc các huyện, thị xã, thành phố tối đa không quá 5 người.

  1. Nội dung mức và điều kiện hỗ trợ

– Hỗ trợ hằng tháng:  Cấp tỉnh 2000.000đ/người; cấp huyện 1000.000đ/người; cấp xã 500.000đ/ người.

– Hỗ trợ may đồng phục: 3.000.000đ/người/năm

Điều kiện hỗ trợ: Các đối tượng được hỗ trợ tiền hằng tháng phải làm việc thường xuyên, liên tủ đủ 1 tháng trở lên tại Trung tâm hành chính công và xúc tiến đầu tư tỉnh, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện, cấp xã; trường hợp làm việc không đủ 1 tháng (do điều động thay thể) thì phải có thời gian làm việc thực tế tại trung tâm trên 50% số ngày làm việc của 1 tháng.

Đối với hỗ trợ may đồng phục: Phải làm việc, thường xuyên liên tục ít nhất 6 tháng tại Trung tâm hành chính công và xúc tiến đầu tư tỉnh, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện, cấp xã. Không hỗ trợ may đồng phục với lực lượng Công an, Thanh tra.

  1. Nguồn kinh phí thực hiện:

Ngân sách tỉnh.

Thời gian thực hiện chế độ hỗ trợ từ ngày 01/8/2018.

 

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *