Tổng hợp văn bản pháp luật có hiệu lực trong tháng 11/2019

Trangtinphapluat.com biên soạn, giới thiệu tới bạn đọc một số văn bản pháp luật quan trọng có hiệu lực trong tháng 11/2019 như: Hướng dẫn xử lý hành vi xâm hại tình dục trẻ em, về tổ hợp tác, xác nhận chứng minh nhân dân, vay vốn hỗ trợ việc làm…

1. Quy định về xác lập quyền sở hữu công nghiệp

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm , Luật Sở hữu trí tuệ, có hiệu lực ngày 01/11/2019, theo đó quy định về xác lập quyền sở hữu công nghiệp như sau:

 Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Văn bản mới có hiệu lực
Tổng hợp văn bản có hiệu lực trong tháng 11/2019

Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký.

Quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

2. Người lao động được vay tối đa 100 triệu đồng

Ngày 23/9/2019, Chính phủ ban hành Nghị định 74/2019/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 61/2015/NĐ-CP quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm, có hiệu lực 08/11/2019, theo đó Đối với người lao động, mức vay tối đa là 100 triệu đồng.

 Mức vay cụ thể do Ngân hàng Chính sách xã hội xem xét căn cứ vào nguồn vốn, chu kỳ sản xuất, kinh doanh, khả năng trả nợ của đối tượng vay vốn để thỏa thuận với đối tượng vay vốn.

Thời hạn vay vốn tối đa 120 tháng. Thời hạn vay vốn cụ thể do Ngân hàng Chính sách xã hội xem xét căn cứ vào nguồn vốn, chu kỳ sản xuất, kinh doanh, khả năng trả nợ của đối tượng vay vốn để thỏa thuận với đối tượng vay vốn.

3. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác

Ngày 10/10/2019, Chính phủ ban hành Nghị định 77/2019/NĐ-CP về tổ hợp tác, có hiệu lực 25/11/2019, theo đó nguyên tắc tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác như sau:

– Tổ hợp tác hoạt động trên cơ sở hợp đồng hợp tác.

-Cá nhân, pháp nhân tự nguyện thành lập, gia nhập và rút khỏi tổ hợp tác.

– Thành viên tổ hợp tác có quyền dân chủ, bình đẳng trong việc quyết định tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác. Quyết định theo đa số trừ trường hợp hp đng hợp tác, Bộ luật dân sự và pháp luật có liên quan quy định khác.

(So sánh Bộ luật dân sự 2015 với Bộ luật dân sự 2005)

– Cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm.

4. Hướng dẫn xử lý hành vi dâm ô

Ngày 01/10/2019, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP về hướng dẫn áp dụng quy định tại các Điều 141, 142, 143, 144, 145, 146, 147 của Bộ luật Hình sự và việc xét xử vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi, có hiệu lực 05/11/2019.

Theo đó hướng dẫn xử lý hành vi dâm ô như sau:

Dâm ô quy định tại khoản 1 Điều 146 của Bộ luật Hình sự là hành vi của những người cùng giới tính hoặc khác giới tính tiếp xúc về thể chất trực tiếp hoặc gián tiếp qua lớp quần áo vào bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm, bộ phận khác trên cơ thể của người dưới 16 tuổi có tính chất tình dục nhưng không nhằm quan hệ tình dục, gồm một trong các hành vi sau đây:

Thực trạng mại dâm ở Việt Nam
Hướng dẫn xử lý hành vi xâm hại tình dục trẻ em

– Dùng bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm tiếp xúc (ví dụ: đụng chạm, cọ xát, chà xát…) với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm, bộ phận khác của người dưới 16 tuổi;

(Bộ câu hỏi trắc nghiệm tìm hiểu pháp luật hình sự về trẻ em)

– Dùng bộ phận khác trên cơ thể (ví dụ: tay, chân, miệng, lưỡi…) tiếp xúc (ví dụ: vuốt ve, sờ, bóp, cấu véo, hôn, liếm…) với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm của người dưới 16 tuổi;

– Dùng dụng cụ tình dục tiếp xúc (ví dụ: đụng chạm, cọ xát, chà xát…) với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm của người dưới 16 tuổi;

Dụ dỗ, ép buộc người dưới 16 tuổi dùng bộ phận khác trên cơ thể của họ tiếp xúc (ví dụ: vuốt ve, sờ, bóp, cấu véo, hôn, liếm…) với bộ phận nhạy cảm của người phạm tội hoặc của người khác;

(Tải slide bài giảng Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung 2017)

– Các hành vi khác có tính chất tình dục nhưng không nhằm quan hệ tình dục (ví dụ: hôn vào miệng, cổ, tai, gáy… của người dưới 16 tuổi).

Clip bài giảng Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP về xét xử vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi

5. Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải hành khách  trên đường thủy nội địa

Ngày 06/9/2019,Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư 34/2019/TT-BGTVT sửa đổi mốt số điều của các Thông tư quy định vận tải đường thủy nội địa, theo đó nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải hành khách trên đường thủy nội địa như sau:

– Trang bị đầy đủ các thiết bị chữa cháy, dụng cụ cứu sinh theo quy định đồng thời bố trí tại những vị trí theo đúng thiết kế của phương tiện; đối với phương tiện mà thiết kế bị thất lạc thì phải bố trí tại những vị trí dễ thấy, dễ lấy và không ảnh hưởng đến việc thoát nạn trên phương tiện.

– Thông báo tại các cảng, bến đón trả hành khách trước 03 ngày khi có sự thay đổi biểu đồ vận hành hoặc lịch hành trình của phương tiện; trước 12 giờ khi có thay đổi thời gian xuất bến (trừ vận tải hành khách ngang sông).

– Trong thời gian ít nhất là 10 phút trước khi phương tiện tới cảng, bến đón trả hành khách, thuyền trưởng, phải tổ chức thông báo cho hành khách tên cảng, bến, thời gian phương tiện lưu lại và các thông tin cần thiết khác (trừ vận tải hành khách ngang sông).

– Niêm yết trên tàu: số điện thoại dường dây nóng của tổ chức, cá nhân, cơ quan quản lý, đơn vị tìm kiếm cứu nạn; bảng nội quy đi tàu (áp dụng cho hành khách), bảng hướng dẫn sử dụng các thiết bị chữa cháy, dụng cụ cứu sinh, thùng rác và lối thoát hiểm tại những nơi dễ thấy trên phương tiện.

– Phục vụ hành khách văn minh, lịch sự…
6. Quy định về cấp giấy xác nhận số chứng minh nhân dân

Ngày 01/10/2019, Bộ Công an ban hành Thông tư 40/2019/TT-BCA sửa đổi Thông tư 07/2016/TT-BCA quy định chi tiết một số điều của Luật Căn cước công dân và Nghị định 137/2015/NĐ-CP có hiệu lực từ 18/11/2019.

Khi công dân làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân thì cơ quan quản lý căn cước công dân nơi tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm cấp Giấy xác nhận chứng minh nhân dân đối với tất cả các trường hợp chuyển từ chứng minh nhân dân 9 số sang thẻ căn cước công dân.

Hướng dẫn xác nhận chứng minh nhân dân
Hướng dẫn xác nhận chứng minh nhân dân

Trường hợp cơ quan quản lý căn cước công dân của Bộ Công an, cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an cấp huyện tiếp nhận hồ sơ thì đề nghị cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an cấp tỉnh nơi công dân đăng ký thường trú xác minh. Sau khi có kết quả xác minh thì cơ quan quản lý căn cước công dân nơi tiếp nhận hồ sơ  tiến hành kiểm tra, đối chiếu thông tin , nếu thông tin hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ trình thủ trưởng  đơn vị ký Giấy xác nhận số CMND  và trả cho công dân cùng với thẻ căn cước công dân; trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do…

TẢI BIỂU MẪU GIẤY ĐỀ NGHỊ XÁC NHẬN SỐ CMND TẠI ĐÂY

7. Đơn giá bồi thường nhà ở, vật kiến trúc khi nhà nước thu hồi đất

Ngày 31/10/2019, UBND tỉnh Quảng Nam ban hành Quyết định 19/2019/QĐ-UBND  về việc Quy định đơn giá xây dựng nhà ở, vật kiến trúc, công trình, tài sản trên đất để thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, có hiệu lực 15/11/2019, thay thế các Quyết định: số 44/2014/QĐ-UBND ngày 22/12/2014, số 1927/QĐ-UBND ngày 03/6/2016 của UBND tỉnh.

Đối tượng áp dụng là: Cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đất đai; tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng; người sử dụng đất theo quy định tại Điều 5 của Luật Đất đai năm 2013 khi Nhà nước thu hồi đất; chủ sở hữu nhà ở, công trình; tổ chức, các cá nhân khác có liên quan đến việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Đối với với những phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được phê duyệt trước ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành thì xử lý như sau:
– Trường hợp đã chi trả xong tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thì không áp dụng theo đơn giá tại Quyết định này.
– Trường hợp đã phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và đang thực hiện chi trả bồi thường dở dang theo phương án đã được duyệt thì thực hiện theo phương án đã được duyệt, không áp dụng đơn giá bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo Quyết định này.
– Trường hợp đã phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư nhưng chưa thực hiện chi trả bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thì tổ chức thực hiện công tác bồi thường rà soát đơn giá bồi thường để phê duyệt điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với Quyết định này.

Rubi

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *