Xác nhận quan hệ nhân thân trong hồ sơ đăng ký thường trú

Ngày 12/01/2021, Cục Hộ tịch, Quốc tịch, Chứng thực thuộc Bộ Tư pháp ban hành Công văn số 21/HTQTCT-HT về việc hướng dẫn nghiệp vụ hộ tịch.

Theo đó, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực nhận được Công văn số 2730/STPHCTP&BTTP ngày 07/10/2020 của Sở Tư pháp thành phố Cần Thơ đề nghị hướng dẫn nghiệp vụ về việc giải quyết yêu cầu xác nhận mối quan hệ nhân thân trong hồ sơ đăng ký thường trú. Về vấn đề này, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực có ý kiến như sau:
Hiện nay, pháp luật hộ tịch và chứng thực không quy định thủ tục “xác nhận mối quan hệ hộ tịch và huyết thống” giữa những người là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, cô, dì, chú, bác…nhưng có quy định về thủ tục chứng thực chữ ký trên giấy tờ, văn bản, bao gồm cả lý lịch cá nhân (điểm b, khoản 4, Điều 24 của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP). Do đó, có thể vận dụng thủ tục này để giải quyết yêu cầu cư trú của người dân. Riêng việc chứng thực chữ ký các giấy tờ có nội dung tương tự giấy tờ hộ tịch, đề nghị thực hiện theo đúng hướng dẫn tại Công văn số 842/HTQTCT-CT ngày 26/5/2016.

Quy định về xác nhận quan hệ nhân thân
Hướng dẫn về xác nhận quan hệ nhân thân để đăng ký thường trú

Tuy nhiên, việc quản lý dân cư là trách nhiệm của cả Ủy ban nhân dân và cơ quan Công an, đặc biệt Công an xã là cơ quan quản lý trực tiếp việc cư trú thực tế của cư dân trên địa bàn. Do đó, nếu người dân không có bất kỳ giấy tờ nào chứng minh các mối quan hệ nhân thân của họ, không có thông tin trong Sổ đăng ký hộ tịch thì Công an xã cần giúp Ủy ban nhân dân cấp xã kiểm tra, xác minh thông tin về nhân thân của người đó. Nếu có đủ cơ sở thì xác nhận để có căn cứ giải quyết yêu cầu đăng ký hộ tịch, cư trú, cấp giấy tờ tùy thân, bảo đảm quyền lợi của công dân.

* Trước đó, vào ngày 26/5/2016, Cục Hộ tịch, Quốc tịch, chứng thực có Công văn số 842/HTQTCT-CT quán triệt thực hiện một số quy định về chứng thực, theo đó hướng dẫn Về việc chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản như sau:

– Trong thời gian vừa qua, một số UBND cấp xã, Phòng Công chứng chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản có nội dung như: cam đoan chưa kết hôn với ai (giống như giấy tuyên thệ); giấy xin xác nhận có nội dung như giấy khai sinh… Mặc dù những giấy tờ này không thuộc quy định tại Điều 25 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP nhưng nội dung của nó là giấy tờ hộ tịch mà pháp luật quy định phải cp theo mẫu như “Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân”, “Giấy khai sinh”… Đề nghị Sở Tư pháp quán triệt, hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan thực hiện chứng thực, trong trường hợp người dân yêu cầu chứng thực chữ ký trong những giấy tờ có nội dung nêu trên thì đề nghị thực hiện theo quy định của pháp luật hộ tịch; không chứng thực chữ ký trên các giấy tờ có nội dung như vậy.

– Theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 24 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP, người thực hiện chứng thực phải ghi đầy đủ lời chứng chứng thực chữ ký theo mẫu quy định, tuy nhiên, vẫn có tình trạng các cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực không ghi lời chứng chứng thực chữ ký theo mẫu quy định được ban hành kèm theo Nghị định số 23/2015/NĐ-CP và Thông tư số 20/2015/TT-BTP. Đề nghị Sở Tư pháp quán triệt, hướng dẫn các cơ quan, tổ chức thực hin chứng thực phải ghi đầy đủ lời chứng theo mẫu quy định.

rubi

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *