Trangtinphapluat.com biên soạn, giới thiệu tới bạn đọc slide bài giảng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở để phục vụ cho việc tìm hiểu, học tập, tuyên truyền cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân.
Slide bài giảng tuyên truyền Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022 được biên soạn dựa trên các căn cứ sau: Hồ sơ dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở; các tờ trình, báo cáo liên quan đến Luật Thực hiên dân chủ ở cơ sở đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Quốc hội; và các tài liệu khác có liên quan đến việc thực hiện dân chủ ở cơ sở, ở cơ quan nhà nước…
Phần 1. Sự cần thiết ban hành Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Phần này tập trung giới thiệu về những kết quả đạt được cũng như hạn chế trong quá trình thực hiện dân chủ ở cơ sở theo Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 ngày 20/4/2007 về việc thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015 của Chính phủ về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập; Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động.
Các văn bản nêu trên đã quy định tương đối đầy đủ các nội dung, hình thức thực hiện dân chủ ở cơ sở, bảo đảm thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của đất nước tại thời điểm ban hành, tạo lập cơ sở pháp lý cho việc thực hiện quyền làm chủ của Nhân dân và của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại cơ sở, tạo sự chuyển biến tích cực trong đời sống chính trị – xã hội ở nước ta.
Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế như: Pháp lệnh thiếu những quy định cụ thể, minh bạch về thời hạn, cách thức công khai nên người dân không có khả năng tiếp cận đầy đủ thông tin để thực hiện quyền năng của mình; Phạm vi các vấn đề để Nhân dân quyết định còn tương đối hạn chế…
Phần 2. Những nội dung cơ bản của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Phần này tập trung giới thiệu về thực hiện dân chủ tại xã, phường, thị trấn; tại cơ quan, đơn vị; tại doanh nghiệp nhà nước như:
+ Quyền của công dân trong thực hiện dân chủ ở cơ sở:
- Được công khai thông tin và yêu cầu cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời theo quy định của pháp luật.
- Kiểm tra, giám sát, kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo, khởi kiện đối với các quyết định, hành vi vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở theo quy định của pháp luật.
+ Nghĩa vụ của công dân trong thực hiện dân chủ ở cơ sở
- Chấp hành quyết định của cộng đồng dân cư, chính quyền địa phương, cơ quan, đơn vị, tổ chức có sử dụng lao động.
- Tôn trọng và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân
+ Xử lý vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở
Cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
+ Quy định những nội dung chính quyền cấp xã phải công khai, minh bạch; về tổ chức hoạt động của Ban thanh tra nhân dân xã, phường; Ban giám sát đầu tư cộng đồng….
+ Thực hiện dân chủ tại các cơ quan đơn vị; doanh nghiệp nhà nước…
Liên hệ mail: kesitinh355@gmail.com hoặc trangtinphapluat2019@gmail.com hoặc zalo 0935634572 để tải slide bài giảng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022