Kỷ luật CBCCVC trường hợp nào không thành lập hội đồng kỷ luật

Một số bạn đọc đề nghị trangtinphapluat.com cho biết theo quy định của pháp luật hiện hành thì trong trường hợp nào thì kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức không phải thành lập Hội đồng kỷ luật?.

Trangtinphapluat.com trả lời như sau:

1. Việc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức hiện nay thực hiện theo Nghị định 112/2020/NĐ-CP ngày 18/9/2020 của Chính phủ về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức.

2. Theo Nghị định 112/2020/NĐ-CP thì việc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức phải thành lập Hội đồng kỷ luật, trừ một số trường hợp sau đây:

a) Đối với cán bộ:

  Theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 21 Nghị định 112/2020/NĐ-CP thì: Căn cứ vào quyết định xử lý kỷ luật của cấp có thẩm quyền, cơ quan tham mưu về công tác cán bộ của cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật đề xuất hình thức kỷ luật, thời điểm xử lý kỷ luật và thời gian thi hành kỷ luật. Trường hợp hết thời hiệu xử lý kỷ luật thì báo cáo cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 20 Nghị định này quyết định tổ chức họp kiểm điểm, xem xét trách nhiệm và xử lý theo thẩm quyền.

Điểm mới Nghị định 112/2020/NĐ-CP về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức
Xử lý kỷ luật CBCCVC không thành lập hội đồng kỷ luật

Như vậy, đối với cán bộ nếu đã có quyết định xử lý kỷ luật của cấp có thẩm quyền chia thành 02 trường hợp: Trường hợp còn thời hiệu xử lý kỷ luật thì cơ quan tham mưu về công tác cán bộ đề xuất người   có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật. Trường hợp hết thời hiệu thì tổ chức họp kiểm điểm, xem xét và xử lý theo thẩm quyền.

b) Đối với công chức, viên chức

 – Theo quy định tại khoản 3 Điều 27, khoản 3 Điều 34 Nghị định 112 thì các trường hợp không thành lập Hội đồng kỷ luật gồm:

+ Đã có kết luận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về hành vi vi phạm, trong đó có đề xuất hình thức kỷ luật.

+ Đã có quyết định xử lý kỷ luật đảng.

Các trường hợp trên được sử dụng kết luận về hành vi vi phạm mà không phải điều tra, xác minh lại.

– Như vậy, đối với công chức, viên chức thuộc trường hợp trên thì theo Điều 25, Điều 30, Điều 37 việc xử lý kỷ luật gồm 02 bước: Tổ chức họp kiểm điểm;  Cấp có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được biên bản cuộc họp kiểm điểm của cơ quan, tổ chức, đơn vị trong trường hợp không thành lập Hội đồng kỷ luật hoặc văn bản đề xuất của cơ quan tham mưu về công tác tổ chức, cán bộ của cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật, cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật ra quyết định kỷ luật hoặc kết luận công chức, viên chức không vi phạm.

Trên đây là giải đáp của trangtinphapluat.com về việc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức không thành lập Hội đồng kỷ luật.

Rubi

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *