Theo quy định tại khoản 4 Điều 3 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002 thì một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt hành chính một lần (hiện nay áp dụng theo Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, sửa đổi, bổ sung năm 2020).
Các văn bản hướng dẫn Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính không giải thích rõ quy định này nên 10 năm triển khai thi hành Pháp lệnh đã có nhiều cách hiểu khác nhau trong việc xử lý một hành vi vi phạm hành chính bị xử một lần hay nhiều lần?
Ví dụ: Anh Nguyễn Văn A tham gia giao thông không mang đội mũ bảo hiểm bị cảnh sát giao thông xử phạt hành chính nhưng không giữ phương tiện, sau đó anh A tiếp tục tham gia giao thông thì gặp cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe xuất trình giấy tờ, Anh A trình bày lại sự việc là vừa bị xử phạt nhưng cảnh sát giao thông vẫn tiếp tục xử phạt anh A về hành vi không đội mũ bảo hiểm. Việc xử phạt của cảnh sát giao thông đã gây ra nhiều tranh luận trái chiều.
Một hành vi vi phạm chỉ bị xử phạt 1 lần
Đa số ý kiến cho rằng anh A chỉ có một hành vi vi phạm hành chính nên chỉ bị xử phạt một lần. Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng, mặc dù anh A có cùng hành vi là không đội mũ bảo hiểm nhưng ở hai thời điểm, vị trí khác nhau nên không thể xem là một hành vi và anh A còn phải bị áp dụng thêm tình tiết tăng nặng mới đúng. Ý kiến nào cũng có lý cả, bởi vì luật không quy định rõ ràng nên mỗi người có thể hiểu khác nhau, dẫn đến áp dụng pháp luật khác nhau.
Để khắc phục tình trạng trên, Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 và Nghị định 81/2013/NĐ- CP nghị định của Chính phủ hướng dẫn Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định rất cụ thể, chi tiết về trường hợp một hành vi vi phạm hành chính thì bị xử lý như thế nào.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định 81/2013/NĐ-CP thì: Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị lập biên bản và ra quyết định xử phạt một lần. Trường hợp hành vi vi phạm đã bị lập biên bản nhưng chưa ra quyết định xử phạt mà cá nhân, tổ chức không thực hiện yêu cầu, mệnh lệnh của người có thẩm quyền xử phạt, vẫn cố ý thực hiện hành vi vi phạm đó, thì người có thẩm quyền xử phạt phải áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính phù hợp để chấm dứt hành vi vi phạm. Khi ra quyết định xử phạt đối với hành vi đó, người có thẩm quyền xử phạt có thể áp dụng thêm tình tiết tăng nặng hoặc xử phạt đối với hành vi không thực hiện yêu cầu, mệnh lệnh của người có thẩm quyền xử phạt và xử phạt đối với hành vi vi phạm đã lập biên bản nhưng chưa ra quyết định xử phạt.
(Hướng dẫn cách ghi biên bản vi phạm hành chính chuẩn nhất)
Trường hợp hành vi vi phạm đã bị ra quyết định xử phạt nhưng cá nhân, tổ chức vi phạm chưa thi hành hoặc đang thi hành quyết định mà sau đó vẫn tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm đó, thì hành vi vi phạm này được coi là hành vi vi phạm mới.
Như vậy, với quy định của Nghị định 81/2013/NĐ-CP thì nếu 1 hành vi vi phạm hành chính mà đã bị lập biên bản, xử phạt nhưng chưa chấp hành hoặc đang chấp hành mà tiếp tục vi phạm thì hành vi vi phạm đó được xác định là hành vi mới và sẽ bị lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt theo quy định.
(Các sai sót thường gặp trong xử phạt hành chính cần biết để tránh)
Quy định trên đã khắc phục được tình trạng áp dụng pháp luật không thống nhất thời gian qua, đồng thời đảm bảo được tính nghiêm minh của pháp luật đối với những cá nhân, tổ chức đã vi phạm mà còn tiếp tục thực hiện hành vi.
Thực tiễn xét xử
Tại Bản án số 114/2019/HC-PT ngày 31/7/2019 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng “về việc khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính” , Tòa án nhận định như sau:
Slide bài giảng Luật xử lý vi phạm hành chính và nghị định hướng dẫn thi hành
rubi
Nhờ ĐC Sử tư vấn giúp tình huống này với nhé. Xin trân trọng cảm ơn.
Năm 2010 một đơn vị sự nghiệp hđ cho mọt tổ chức thuê ao để san lấp và xây dựng công trình. Sau khi san lấp xong thì ubnd phường lập biên bản vphc về xây dựng với đơn vị sự nghiệp do xây dựng không có giấy phép xây dựng đại diện đơn vị đã ký biên bản vi phạm hành chính, sau đó ubnd phường ban hành quyết định đình chỉ với đơn vị sự nghiệp này theo nghị định 180 (không lập biên bản với tổ chức thuê đất). Đến nay làm thủ tục cưỡng chế công trình trên thì đon vị đó cho rằng công trình trên là của tổ chức đã thuê đất đầu tư xây dựng chứ không phải đơn vị sự nghiệp đầu tư Xây dựng, do đó đon vị sự nghiệp đề nghị cơ quan nhà nước cưỡng chế đối với tổ chức thuê đất trên để trả lại đất cho đơn vị. Vậy nay cơ quan nhà nước muốn cưỡng chế công trình trên thì có thể quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định cưỡng chế năm 2010 đã ban hành đối với đơn vị sự nghiệp không hay phải quyết định cưỡng chế đối với tổ chức thuê mặt bằng đã xây dựng công trình trên, nếu cương chế với tổ chức thuê mặt bằng thì cần lập biên bản vi phạm mới tại thời điểm này hay chỉ lập biên bản xác minh xác định lại chủ thể vi phạm và biên bản năm 2010 rồi ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện có được không anh (chuyển tiếp theo Điều 79 Nghị định 139 có đúng luật không) sau đó thực hiện cương chế.