Có được cải chính trích lục khai tử?

Theo quy định tại Điều 4 Luật Hộ tịch thì: Cải chính hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi những thông tin hộ tịch của cá nhân trong trường hợp có sai sót khi đăng ký hộ tịch.

Thế nào là cải chính hộ tịch?

Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch thì: Cải chính hộ tịch theo quy định của Luật Hộ tịch là việc chỉnh sửa thông tin cá nhân trong Sổ hộ tịch hoặc trong bản chính giấy tờ hộ tịch và chỉ được thực hiện khi có đủ căn cứ để xác định có sai sót do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc của người yêu cầu đăng ký hộ tịch.

Có được cải chính trích lục khai tử?
Có được cải chính trích lục khai tử?

Như vậy, theo quy định của Luật Hộ tịch và Nghị định 123/2015/NĐ-CP thì trường hợp thông tin hộ tịch của cá nhân có sai sót thì được cải chính. Trên thực tế có nhiều trường hợp khi gia đình có người chết thì hàng xóm hoặc người thân đi đăng ký khai tử, do không nắm rõ thông tin nên khai thông tin của người chết không đúng (như ông Nguyễn Văn A sinh ngày 10/01/1947 nhưng lại khai sinh ngày 10/10/1945), sau đó gia đình của người chết biết được, tới đề nghị UBND cấp xã nơi đã đăng ký khai tử chỉnh sửa ngày, tháng, sinh của người chết cho phù hợp với giấy tờ để làm các thủ tục liên quan đến tài sản của người chết.

Trích lục khai tử sai phải cải chính hộ tịch?

UBND xã từ chối giải quyết và hướng dẫn người thân trong gia đình người đã được khai tử lên UBND cấp huyện để làm thủ tục cải chính theo quy định của Luật Hộ tịch. Khi tiếp nhận hồ sơ đề nghị cải chính ngày, tháng năm sinh trong trích lục khai tử, một số  nơi thực hiện một số nơi không thực hiện.

(Tổng hợp 47 công văn hướng dẫn nghiệp vụ hộ tịch, chứng thực)

Những nơi thực hiện cải chính trích lục khai tử thì cho rằng trường hợp này thuộc trường hợp được cải chính hộ tịch, vì có sai sót trong quá trình đăng ký. Và nếu không cải chính thì sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của người thân người đã được khai tử (như quyền thừa kế tài sản) do thông tin trên trích lục khai tử và các thông tin về chừng minh nhân dân, hộ khẩu, tài sản không trùng khớp nên không thể thực hiện các giao dịch chuyển giao tài sản được.

Thủ tục đăng ký khai tử
Thủ tục đăng ký khai tử

Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng đối với trích lục khai tử có sai sót không thuộc trường hợp cải chính, bởi vì:

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 Luật Hộ tịch thì: Đối với các việc đăng ký hộ tịch khác hoặc cấp bản sao trích lục hộ tịch thì người có yêu cầu trực tiếp hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện. Và theo Điều 2 Thông tư 15/2015/TT-BTP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch thì:

“1. Người yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch, yêu cầu đăng ký các việc hộ tịch theo quy định tại Điều 3 của Luật hộ tịch được uỷ quyền cho người khác thực hiện thay, trừ trường hợp đăng ký kết hôn, đăng ký lại việc kết hôn, đăng ký nhận cha, mẹ, con.

2. Việc ủy quyền phải được lập thành văn bản, được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật; phạm vi uỷ quyền có thể gồm toàn bộ công việc theo trình tự, thủ tục đăng ký hộ tịch từ khi nộp hồ sơ đến khi nhận kết quả đăng ký hộ tịch.

Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải công chứng, chứng thực, nhưng phải có giấy tờ chứng minh mối quan hệ với người uỷ quyền.”

Căn cứ vào quy định nộp hồ sơ thì người yêu cầu cải chính hộ tịch cho bản thân mình phải là người còn sống (thể hiện ở việc trực tiếp nộp hồ sơ hoặc ủy quyền), và có nguyện vọng được cải chính, do đó đối với trường hợp người đó đã chết thì người khác không có quyền yêu cầu cải chính hộ tịch của người đó (người đã chết cũng không có và không thể hiện nguyện vọng được cải chính – do đã chết).

Vậy, trường hợp trích lục khai tử cấp sai ngày tháng năm sinh hoặc các thông tin liên quan khác thì phải xử lý như thế nào vừa đảm bảo quyền lợi của những người liên quan đến người đã chết (quyền tài sản, các hợp đồng, giao dịch…).

Vận dụng để xử lý cho công dân

THeo quan điểm của người viết thì vận dụng Điều 26 Thông tư 15/2015/TT_BTP để sửa chữa sai sót.

Điều 26, quy định:

1. Khi đăng ký hộ tịch, nếu có sai sót trong việc ghi nội dung vào Sổ hộ tịch, công chức làm công tác hộ tịch phải gạch bỏ phần sai sót, ghi sang bên cạnh hoặc lên phía trên, không được chữa đè lên chữ cũ, không được tẩy xóa và viết đè lên chỗ đã tẩy xoá.

Sửa chữa sai sót hộ tịch
Sửa chữa sai sót hộ tịch

Trường hợp có sai sót bỏ trống trang sổ thì công chức làm công tác hộ tịch phải gạch chéo vào trang bỏ trống.

Cột ghi chú của Sổ hộ tịch phải ghi rõ nội dung sửa chữa sai sót; ngày, tháng, năm sửa; công chức làm công tác hộ tịch ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên.

Công chức làm công tác hộ tịch có trách nhiệm báo cáo Thủ trưởng cơ quan đăng ký hộ tịch biết về việc sửa chữa sai sót. Thủ trưởng cơ quan đăng ký hộ tịch có trách nhiệm kiểm tra, cho phép đóng dấu xác nhận vào nội dung sửa chữa sai sót.

Công chức làm công tác hộ tịch không được tự ý tẩy xóa, sửa chữa, bổ sung làm sai lệch nội dung đã ghi trong Sổ hộ tịch.

2. Khi đăng ký hộ tịch, nếu có sai sót trên giấy tờ hộ tịch thì công chức làm công tác hộ tịch phải hủy bỏ giấy tờ đó và ghi giấy tờ mớikhông cấp cho người dân giấy tờ hộ tịch đã bị sửa chữa.

Như vậy, khi cấp giấy chứng tử mà có sai sót thì không thuộc trường hợp được cải chính hộ tịch mà công chức Tư pháp hộ tịch có thể vận dụng quy định trên của Thông tư 15/2015/TT-BTP để sửa chữa trong sổ đăng ký khai tử và ghi trích lục khai tử mới cho người thân của người được khai tử.

(Một số bất cập của Thông tư 15/2015/TT-BTP hướng dẫn Luật Hộ tịch)

Rất mong nhận được ý kiến trao đổi của bạn đọc về nội dung trên.

rubi

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *