Vướng trong chứng thực di chúc miệng

Theo quy định của Bộ luật dân sự 2005 cũng như dự thảo BLDS sửa đổi thì hình thức của di chúc có 2 loại: Di chúc bằng văn bản và di chúc miệng. Tại Điều 651 của BLDS 2005 và Điều 652 BLDS sửa đổi thì di chúc miệng được lập trong:

– Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng.

– Sau ba tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị huỷ bỏ

Và tai Khoản 5 Điều 652 cũng như Khoản 5 Điều 653 quy định: Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người lập di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, hai người làm chứng phải ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ và di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực.

Di chúc miệng khi nào hợp pháp?

Như vậy, pháp luật dân sự quy định di chúc miệng muốn hợp pháp thì phải được công chứng hoặc chứng thực trong thời hạn 5 ngày. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chứng thực di chúc miệng gặp rất nhiều khó khăn, không dễ gì UBND cấp xã, các Tổ chức hành nghề công chứng công chứng, chứng thực vào nội dung di chúc, trừ trường hợp họ có mặt tại thời điểm xảy ra sự việc. Cụ thể:

hướng dẫn xác nhận đồng thừa kế
Chứng thực di chúc miệng gặp nhiều khó khăn

– Khi thân nhân của người chết mang tờ di chúc do 2 người làm chứng ghi lại, đã ký tên, điểm chỉ tới UBND cấp xã hoặc Tổ chức hành nghề công chứng yêu cầu công chứng, chứng thực nội dung di chúc thì thường bị từ chối bởi các cơ quan này không biết được sự việc đó nên không đủ cơ sở để chứng, mặc dù Luật quy định rõ nhưng do chưa có chế tài đủ mạnh để xử lý về người làm chứng sai sự thật nên các cơ quan có thẩm quyền không dám công chứng, chứng thực.

(So sánh Bộ luật Dân sự 2015 với Bộ luật Dân sự 2005)

– Thường các tổ chức hành nghề công chứng thì yêu cầu phải có giấy xác nhận của UBND cấp xã hoặc xác nhận chữ ký của người làm chứng vào nội dung di chúc thì họ mới thực hiện công chứng di chúc. Tuy nhiên, UBND cấp xã lại từ chối xác nhận chữ ký vì đây không phải là xác nhận chữ ký mà là nội dung di chúc nên phải công chứng hoặc chứng thực mà chứng thực thì lại vướng như đã đề cập ở trên.

Quả bóng trách nhiệm đẩy qua, đẩy lại giữa các cơ quan, và người dân là người phải lãnh hậu quả, chịu thiệt thòi trong khi Luật đã quy định khá cụ thể.

RuBi

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *