So sánh Luật Hôn nhân gia đình năm 2000 và năm 2014 được trangtinphapluat.com biên soạn khá công phu, phân tích những điểm mới, tiến bộ của Luật Hôn nhân gia đình 2014 so với Luật Hôn nhân gia đình năm 2000.
So sánh Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 và năm 2000 (phân 1)
So sánh Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 và năm 2000 (phân 2)
12. Quan hệ cha mẹ con | |
– Về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ giữa luật mới và luật cũ tương đối giống nhau. Tuy nhiên Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định rõ hơn về nghĩa vụ của cha mẹ đối với con mất năng lực hành vi dân sự hoặc khả năng lao động | |
– Về quyền và nghĩa vụ của con: Luật cũ chủ yếu quy định về nghĩa vụ chỉ đề cập đến quyền chăm sóc nuôi dưỡng cha mẹ | Luật Hôn nhân gia đình năm 2024 quy định nhiều quyền hơn, cụ thể như quyền được cha mẹ thương yêu tôn trọng, được học tập, phát triển lành mạnh, lựa chọn nghề nghiệp… |
– Về định đoạt tài sản riêng của con: Luật cũ quy định con từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có quyền định đoạt tài sản riêng; nếu định đoạt tài sản có giá trị lớn hoặc dùng tài sản để kinh doanh thì phải có sự đồng ý của cha mẹ. | Luật mới quy định cụ thể, rõ ràng hơn và bổ sung trường hợp có người giám hộ thì phải có sự đồng ý của họ bằng văn bản, cụ thể: Con từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có quyền định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc dùng tài sản để kinh doanh thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ hoặc người giám hộ.(Tải slide bài giảng Luật Hôn nhân và gia đình) |
13. Việc chăm sóc, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn | |
Luật cũ quy định trong trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được người nuôi con mà yêu cầu Tòa án giải quyết thì Tòa án phải căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của con, nếu con từ đủ 9 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con là ở với ba hay với mẹ | Luật mới giảm độ tuổi của con được xem xét nguyện vọng ở với cha hay với mẹ từ 9 tuổi xuống còn 7 tuổi |
Luật cũ quy định nguyên tắc: Con dưới 3 tuổi thì giao cho mẹ trực tiếp nuôi nếu các bên không có thỏa thuận khác | Luật Hôn nhân gia đình năm 2024 vẫn giữ quy định này nhưng quy định 3 tuổi thành 36 tháng và bổ sung việc xem xét điều kiện nuôi con của người mẹ có đảm bảo không, nếu người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì Tòa án sẽ không giao con cho người mẹ nuôi. |
Thay đổi người trực tiếp nuôi con:Luật cũ quy định chỉ vợ, chồng mới co quyền yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con, nếu con từ đủ 9 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con | Luật mới quy định ngoài vợ, chồng thì: Người thân thích; Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình; Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em; Hội liên hiệp phụ nữ có quyền yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con, nếu con từ đủ 7 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con |
14. Xác định cha mẹ | |
Luật cũ quy định: Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.Khoản 2 Điêu 21 của Nghị định 70/2001/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Hôn nhân và Gia đình thì: Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ ngày người chồng chết hoặc kể từ ngày bản án, quyết định của Toà án xử cho vợ chồng ly hôn có hiệu lực pháp luật, thì được xác định là con chung của hai người. | Luật mới vẫn giữ quy định như luật cũ, tuy nhiên quy định luôn việc xác định con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân |
15. Quyền nhận con | |
Luật cũ chỉ quy định con có quyền nhận cha mẹ kể cả trường hợp cha mẹ đã chết, không quy định trường hợp cha mẹ nhận con | Luật mới ngoài việc quy định con có quyền nhận cha mẹ thì cũng quy định cha mẹ có quyền nhận con kể cả trường hợp con đã chết. Trước đây các quy định về hộ tịch như Nghị định 158/2005/NĐ-CP không quy định việc cha mẹ nhận con khi con đã chết.Tuy nhiên, quy định này lại không phù hợp với Luật Hộ tịch, theo Điều 24, 25 Luật Hộ tịch thì khi làm thủ tục nhận cha mẹ con các bên phải có mặt, tức là phải còn sống, trong khi Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định trong được nhận cha mẹ con kể cả trường hợp đã chết. – Luật mới cũng bổ sung quy định Xác định cha, mẹ, con trong trường hợp người có yêu cầu chết; trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản; mang thai hộ vì mục đích nhân đạo |
16. Quy định về mang thai hộ | |
Luật cũ không quy định về vấn đề mang thai hộ | Luật mới quy định cụ thể chỉ được mang thai hộ vì mục đích nhân đạo khi: Người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản; Vợ chồng đang không có con chung; Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý. Và người mang thai hộ phải là người thân thích |
17. Quy định về cấp dưỡng | |
– Nghĩa vụ cấp dưỡng: Theo luật cũ thì nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; ông bà ngoại, nội và cháu; giữa vợ và chông | Luật mới ngoài các đối tượng trên thì bổ sung nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột (Quy định về quan hệ giữa vợ và chồng trong Luật Hôn nhân và gia đình) |
Nguyễn Quốc Sử
Nhờ gửi giúp toàn văn so sánh sự khác nhau giữa luật hôn nhân 2000 và 2014. Trân trọng cảm ơn!
Bạn tải phần 1, phần 2 nữa là đủ toàn bộ rồi
Trangtinphapluat của Anh Sư có nhiều nội dung hay lắm. Hy vọng sẽ luôn học hỏi được nhiều về kiến thức pháp luật của Anh!
cảm ơn bạn đã quan tâm. Nếu bạn có bài viết pháp luật thì tham gia cộng tác với mình để nội dung trangtinphapluat thêm phong phú