Trangtinphapluat.com giới thiệu Một số kỹ năng Ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính, như xác minh tình tiết vi phạm, kéo dài thời gian xử phạt…
Kỹ năng ban hành quyết định XPVPHC
1. Xác định hành vi vi phạm đã đúng pháp luật chưa
Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt cần xem xét hành vi vi phạm đã lập đúng chưa, nếu có nghi ngờ, chưa rõ thì giao cơ quan chuyên môn tiến hành xác minh tình tiết vi phạm.
Đây là quy định mới so với pháp lệnh 2002, theo đó trong trường hợp cần thiết (Điều 59) trước khi ra quyết định xử phạt người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm xác minh có hay không hành vi vi phạm hành chính xảy ra trên thực tế, lỗi, nhân thân, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ…Quá trình xác minh phải thể hiện bằng văn bản để đảm bảo tính khách quan, chính xác của các tình tiết của vụ việc vi phạm. Biên bản xác minh thực hiện theo mẫu số 15 Nghị định 97
(Hướng dẫn cách ghi biên bản vi phạm hành chính chuẩn nhất)
2. Rút ngắn thời gian ban hành quyết định xử phạt VPHC
Thời hạn ban hành Quyết định XPVPHC là 7 ngày kể từ ngày lập biên bản VPHC (Pháp lệnh xử lý VPHC là 10 ngày).
Đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp mà không thuộc trường hợp giải trình hoặc đối với vụ việc thuộc trường hợp giải trình (mức phạt 15 triệu đối với cá nhân, 30 triệu đối với tổ chức, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, đình chỉ hoạt động) theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 61 của Luật này thì thời hạn ra quyết định xử phạt tối đa là 30 ngày, kể từ ngày lập biên bản.
Trường hợp vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp và thuộc trường hợp giải trình theo quy định tại đoạn 2 khoản 2 và khoản 3 Điều 61 của Luật này mà cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày.
Trường hợp quá thời gian trên (quá 7 ngày, 30 ngày, 60 ngày) thì không ban hành quyết định xử phạt mà áp dụng biện pháp buộc khắc phục hậu quả, quyết định tịch thu sung vào ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy tang vật thuộc loại cấm lưu hành.
3. Một số lưu ý khi xử phạt hành chính
Người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính mà sách nhiễu, đòi, nhận tiền, tài sản khác của người vi phạm, dung túng, bao che, không xử lý hoặc xử lý không kịp thời, không đúng tính chất, mức độ vi phạm, không đúng thẩm quyền hoặc vi phạm quy định khác tại Điều 12 của Luật này và quy định khác của pháp luật thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Xem video hướng dẫn kỹ năng ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
Slide bài giảng Luật xử lý vi phạm hành chính và các nghị định hướng dẫn thi hành
rubi