Trangtinphapluat.com biên soạn, giới thiệu tới bạn đọc slide bài giảng Quy trình xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, phản ánh kiến nghị của công dân năm 2021 để phục vụ cho việc tìm hiểu, học tập, tuyên truyền pháp luật.
Slide bài giảng Quy trình xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, phản ánh kiến nghị được biên soạn dựa trên quy định của Thông tư 04/2021/TT-TTCP của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình tiếp công dân, Thông tư 05/2021/TT-TTCP Quy trình xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị phản ánh; Luật Khiếu nại 2011, Luật Tiếp công dân 2013, Luật Tố cáo 2018.
Nội dung bài giảng Quy trình xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, phản ánh kiến nghị thể hiện rõ các bước từ khâu tiếp nhận, phân loại đơn thư khiếu nại, tố cáo, phản ánh kiến nghị đến việc chuyển đơn cũng như theo dõi, xử lý đơn thư…
Bài giảng được chia làm 02 phần:
+ Phần 1: Quy trình tiếp công dân theo Thông tư 04/2021/TT-TTCP (thay Thông tư 06/2021/TT-TTCP)
Mục đích của việc tiếp công dân: Hướng dẫn công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đúng quy định pháp luật, góp phần tuyên truyền, phổ biến pháp luật.
Việc từ chối tiếp công dân: Người tiếp công dân được từ chối tiếp công dân trong các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 9 Luật Tiếp công dân và phải giải thích cho công dân được biết lý do từ chối tiếp, đồng thời báo cáo người phụ trách tiếp công dân.
Xác định nhân thân của người khiếu nại, người tố cáo, người kiến nghị, phản ánh:
- Khi tiếp người khiếu nại, người tiếp công dân yêu cầu họ nêu rõ họ tên, địa chỉ và xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy giới thiệu, giấy ủy quyền (nếu có).
- Khi tiếp người tố cáo, người kiến nghị, phản ánh, người tiếp công dân yêu cầu người tố cáo, người kiến nghị, phản ánh nêu rõ họ tên, địa chỉ và xuất trình giấy tờ tùy thân.
Phần 2. Quy trình xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị phản ánh theo Thông tư 05/2021/TT-TTCP (thay Thông tư 07/2021/TT-TTCP)
Nguyên tắc xử lý đơn:
- Việc xử lý đơn phải bảo đảm tuân thủ pháp luật; nhanh chóng, kịp thời; rõ ràng, thống nhất và tạo điều kiện thuận tiện cho công dân trong việc thực hiện các thủ tục về khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
- Đơn phải được gửi, chuyển đến đúng cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền giải quyết.
Phân loại đơn
- phân loại đơn căn cứ vào nội dung trình bày trong đơn, mục đích, yêu cầu của người viết đơn, không phụ thuộc vào tiêu đề của đơn
- Phân loại theo điều kiện xử lý, bao gồm đơn đủ điều kiện xử lý, đơn không đủ điều kiện xử lý.
- Phân loại đơn thuộc thẩm quyền và đơn không thuộc thẩm quyền giải quyết của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị mình.
- Phân loại đơn theo số lượng người khiếu nại, người tố cáo, người kiến nghị, phản ánh.
- Phân loại theo thẩm quyền giải quyết.
- Liên hệ email kesitinh355@gmail.com hoặc Zalo 0935634572 để tải Slide bài giảng Bài giảng quy trình xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, phản ánh năm 2021