Công trình đang xây dựng có được cấp giấy phép xây dựng?

Một số bạn đọc đề nghị trangtinphapluat.com cho biết trường hợp chủ đầu tư đã khởi công xây dựng công trình (nhà ở hoặc công trình khác) rồi mới làm thủ tục xin giấy phép xây dựng thì có được cấp giấy phép xây dựng không?

1. Trước khi xây dựng phải có giấy phép xây dựng

Theo Khoản 1 Điều 89 Luật Xây dựng năm 2014 thì: Trước khi khởi công xây dựng công trình, chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. Khoản 2 Điều 89 quy định các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng.

Như vậy, việc chủ đầu tư khởi công xây dựng công trình khi chưa có giấy phép xây dựng là không đúng quy định của Luật Xây dựng. Theo quy định tại điểm d Khoản 1 Điều 118 Luật Xây dựng thì: công trình xây dựng không có giấy phép đối với công trình theo quy định phải có giấy phép hoặc xây dựng sai với nội dung quy định trong giấy phép xây dựng sẽ bị phá dỡ.

Công trình đã xây dựng có được cấp phép xây dựng
Công trình đã xây dựng có được cấp phép xây dựng

2. Có 60 ngày để làm thủ tục xin phép xây dựng

Công trình khởi công xây dựng mà không có giấy phép xây dựng (đối với trường hợp buộc phải có giấy phép) thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 139/2017/NĐ-CP của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở, cụ thể:

+ Tại khoản 12 Điều 15 Nghị định 139 quy định:Đối với hành vi quy định tại khoản 2, khoản 4 và khoản 5 Điều này (xây dựng không phép, sai phép) mà đang thi công xây dựng thì xử lý như sau:

– Lập biên bản vi phạm hành chính và yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm dừng thi công xây dựng công trình;

(Hướng dẫn lập biên bản vi phạm hành chính chuẩn nhất)

Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm phải làm thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh hoặc cấp giấy phép xây dựng;

Hết thời hạn quy định tại điểm b khoản này, tổ chức, cá nhân vi phạm không xuất trình với người có thẩm quyền xử phạt giấy phép xây dựng hoặc giấy phép xây dựng được điều chỉnh thì bị áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm.

Tháo dỡ hay phá dỡ công trình xây dựng không phép
Công trình xây dựng không phép: Tháo dỡ hay phá dỡ?

Như vậy, theo Nghị định 139 thì mặc dù công trình đã khởi công xây dựng (đang thi công xây dựng) thì cá nhân vi phạm trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính phải làm thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng. Trường hợp công trình đã hoàn thành thì sẽ không thuộc trường hợp được đề nghị cấp giấy phép xây dựng.

(Trường hợp nào được cho 60 ngày để làm thủ tục xin phép xây dựng)

+ Và theo điểm e khoản 1 Điều 5 Thông tư 03/2018/TT-BXDquy định chi tiết một số điều của Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở thì Trong thời gian làm thủ tục cấp giấy phép xây dựng thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải dừng thi công xây dựng công trình và chỉ được tiếp tục thi công xây dựng nếu biên bản kiểm tra, ghi nhận hiện trạng công trình xác nhận hiện trạng công trình phù hợp với giấy phép xây dựng được cấp hoặc được điều chỉnh. Trường hợp biên bản kiểm tra, ghi nhận hiện trạng công trình xác nhận hiện trạng công trình không phù hợp với giấy phép xây dựng được cấp hoặc được điều chỉnh thì trong thời hạn tối đa 15 ngày kể từ ngày lập biên bản kiểm tra, ghi nhận hiện trạng công trình, cá nhân, tổ chức vi phạm phải buộc tháo dỡ công trình, phần công trình không phù hợp với giấy phép xây dựng được cấp hoặc được điều chỉnh.

Tóm lại, trước khi khởi công xây dựng công trình thì cá nhân, tổ chức phải làm thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng đối với công trình phải có giấy phép. Trường hợp đã khởi công xây dựng rồi mới làm thủ tục xin giấy phép xây dựng thì sẽ bị xử phạt về hành vi xây dựng công trình không có giấy phép theo Nghị định 139, trong thời hạn 60 ngày phải làm thủ tục xin giấy phép xây dựng, quá thời hạn này mà không xuất trình được giấy phép xây dựng thì sẽ bị cưỡng chế tháo dỡ công trình vi phạm.

(Cưỡng chế tháo dỡ hay phá dỡ công trình xây dựng không phép, sai phép)

Phương Thảo

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *