Thực trạng pháp luật và thi hành pháp luật về quyền sở hữu tài sản -phần 1 (tt)

Trangtinphapluat.com  giới thiệu tới bạn đọc chuyên đề thực trạng pháp luật và thi hành pháp luật về quyền sở hữu tài sản ở Việt Nam. Chuyên đề gồm có các phần:

Phần 1: Tổng quan pháp luật về quyền sở hữu tài sản

Phần 2. Đánh giá pháp luật về quyền sở hữu tài sản

Phần 3. Thực trạng thi hành pháp luật về sở hữu tài sản

Tiếp theo phần 1. Tổng quan pháp luật về quyền sở hữu tài sản

2. Thể chế hóa các quy định của Hiến pháp 2013 về quyền sở hữu tài sản
Trên cơ sở các nguyên tắc hiến định của Hiến pháp năm 2013 về sở hữu tài sản, hệ thống các văn bản QPPL tiếp tục ghi nhận những quyền năng mà chủ sở hữu có được đối với tài sản của mình (nội dung quyền sở hữu); quy định các nguyên tắc thực hiện quyền sở hữu tài sản (chủ sở hữu được toàn quyền trong việc đối xử với tài sản của mình nhƣng phải phù hợp với pháp luật và không vi phạm quyền lợi của người khác); quy định nghĩa vụ của những chủ thể khác không phải là chủ sở hữu không được xâm phạm quyền của chủ sở hữu; xác định các căn cứ làm phát sinh và chấm dứt quyền sở hữu; quy định cơ chế xác lập, công khai hoá quyền sở hữu để mọi người biết (cơ chế đăng ký tài sản); quy định cơ chế (biện pháp, cách thức) giúp chủ sở hữu bảo vệ được quyền sở hữu… Kết quả của các nội dung nêu trên là sự hình thành các nhóm quy định pháp luật về sở hữu trong hàng loạt các đạo luật quan trọng gồm:

pháp luật về quyền sở hữu tài sản ở Việt Nam
pháp luật về quyền sở hữu tài sản ở Việt Nam

(i) Hệ thống các văn bản QPPL điều chỉnh “quan hệ tư” (các giao dịch dân sự, hoạt động sản xuất, kinh doanh, thƣơng mại) gồm BLDS, Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Khoáng sản, Luật Thương mại, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Đầu tư công, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các văn bản hướng dẫn thi hành…;
(ii) Nhóm văn bản QPPL điều chỉnh vấn đề tổ chức bộ máy nhà nước (thiết chế tổ chức về đăng ký, công nhận quyền tài sản, bảo vệ quyền tài sản,..), quản lý trật tự công (như các tội danh xâm phạm quyền sở hữu tại Bộ luật Hình sự, các hành vi xâm phạm quyền bị xử phạt theo pháp luật về xử lý vi phạm hành chính) và các văn bản QPPL về tố tụng (nhƣ Bộ luật Tố tụng dân sự, Bộ luật Tố tụng hình sự). Các văn bản QPPL nêu trên đã tạo thành hệ thống pháp luật về quyền sở hữu tài sản và cơ cấu, tổ chức, bộ máy của các thiết chế bảo vệ quyền sở hữu tài sản.
2.1 Các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh, thương mại
2.1.1. BLDS năm 2015
Với mục tiêu trở thành luật chung của hệ thống pháp luật tƣ điều chỉnh các
quan hệ xã hội đƣợc hình thành trên nguyên tắc tự do, tự nguyện, bình đẳng và tự chịu trách nhiệm giữa các bên tham gia; ghi nhận và bảo vệ tốt hơn các quyền của cán nhân, pháp nhân trong giao lƣu dân sự; góp phần hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN, ổn định môi trƣờng pháp lý cho sự phát triển kinh tế – xã hội sau khi Hiến pháp năm 2013 được ban hành, BLDS năm 2015 đã có những quy định mang tính nguyên tắc điều chỉnh quyền sở hữu tài sản.
Thứ nhất, BLDS năm 2015 ghi nhận căn cứ xác lập quyền sở hữu. BLDS năm 2015 bổ sung quy định về xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu do chiếm hữu, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật (Điều 236), theo đó thời hiệu xác lập quyền sở hữu do chiếm hữu, đƣợc lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật mà không phân biệt tài sản đó thuộc sở hữu của ai, theo đó, người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trƣờng hợp BLDS, luật khác có liên quan quy định khác.

(So sánh Bộ luạt Dân sự 2015 với Bộ luật Dân sự 2005)
Thứ hai, BLDS năm 2015 đã cải cách quy định về việc phân loại các hình thức sở hữu bảo đảm phù hợp với bản chất pháp lý của quan hệ sở hữu và thông lệ quốc tế về vấn đề này, góp phần làm cho các quy định về quan hệ sở hữu trong BLDS có vai trò tích cực thúc đẩy phát triển KTTT hơn. Bộ luật quy định 3 hình thức sở hữu bao gồm: sở hữu toàn dân, sở hữu riêng và sở hữu chung thay cho 6  hình thức sở hữu đƣợc quy định trong BLDS năm 2005. Việc phân loại các hình thức sở hữu tại BLDS năm 2015 căn cứ vào các đặc thù trong việc thực hiện các quyền của chủ sở hữu, chứ không phải căn cứ vào tính chất, chức năng của các chủ sở hữu.
Quy định này đảm bảo phù hợp với nội dung, tinh thần của Hiến pháp năm
2013 về sở hữu, theo đó, Hiến pháp năm 2013 không quy định cụ thể về các chế độ sở hữu, hình thức sở hữu hay các thành phần kinh tế như các bản Hiến pháp trước đây, mà khẳng định: “Nền kinh tế Việt Nam là nền KTTT định hướng XHCN với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo“, “Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật…” (khoản 1 và khoản 2 Điều 51).
Về sở hữu toàn dân, BLDS năm 2015 quy định: “Đất đai, tài nguyên nước, tài
nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.” (Điều 197)
Về sở hữu riêng, BLDS năm 2015 khẳng định “sở hữu riêng là sở hữu của một cá nh n hoặc một pháp nhân…” (khoản 1 Điều 205).
Về sở hữu chung, nếu trong BLDS năm 2005, sở hữu của tổ chức, sở hữu tập
thể mặc dù vẫn có hình thức thuộc sở hữu chung song lại thuộc mục riêng thì trong BLDS năm 2015, các loại hình trên được gộp thành hình thức sở hữu chung.
Cũng giống như việc gộp sở hữu tư nhân, sở hữu tập thể, sở hữu của tổ chức thành sở hữu riêng thì việc gộp sở hữu của tổ chức, sở hữu tập thể, sở hữu chung thành hình thức sở hữu chung nhằm tạo sự ngắn gọn, bớt rườm rà, dễ dàng hơn trong việc áp dụng pháp luật.

Quyền sở hữu tài sản trong Bộ luật Dân sự 2015
Quyền sở hữu tài sản trong Bộ luật Dân sự 2015

Thứ ba, BLDS năm 2015 tách quyền chiếm hữu thành một nội dung độc lập
với quyền sở hữu. Theo đó, chế định chiếm hữu đƣợc thiết kế độc lập với quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản như là một tình trạng thực tế giữa người với tài sản: chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản. Các quy định này nhằm đáp ứng sự đa dạng của quan hệ xã hội, đảm bảo sự ổn định trong quá trình tài sản được đưa vào giao dịch dân sự, xây dựng chế độ pháp lý phù hợp với bản chất của từng loại quan hệ đối với tài sản, nhất  là chế độ pháp lý giữa quan hệ thực tế giữa ngƣời với tài sản (chiếm hữu, quan hệ đối vật) và quan hệ giữa người với ngƣời với tài sản (quan hệ đối nhân). Chế định chiếm hữu trong BLDS năm 2015 được xây dựng trên cơ sở tôn trọng tình trạng thực tế về chiếm hữu, hạn chế tối đa những hành xử mang tính vũ lực để đòi lại tài sản, qua đó bảo đảm trật tự trong các quan hệ xã hội; là cơ sở để mọi chủ thể có thể yên tâm đầu tư khai thác tài sản một cách hiệu quả và không lãng phí (Điều 179 đến Điều 185).
Thứ tư, BLDS năm 2015 hoàn thiện và ghi nhận quyền của người không phải là chủ sở hữu đối với tài sản của người khác (gọi là quyền khác đối với tài sản ) gồm quyền đối với bất động sản liền kề, quyền hƣởng dụng, quyền bề mặt.
Bên cạnh đó, mối quan hệ pháp lý giữa ngƣời không phải là chủ sở hữu với chủ sở hữu khi họ đều có lợi ích trên cùng một tài sản… đã được quan tâm xây dựng, hoàn thiện. Việc hoàn thiện thể chế pháp luật nhằm tăng cơ hội pháp lý và bảo đảm pháp lý về tài sản và quyền đối với tài sản làm cho các chủ sở hữu mạnh dạn đầu tư hoặc yên tâm giao tài sản của mình cho ngƣời khác đầu tư, khai thác sử dụng và những ngƣời không phải là chủ sở hữu cũng mạnh dạn, yên tâm đầu tư vào tài sản thuộc sở hữu của người khác. Các quyền khác đƣợc BLDS năm 2015 bổ sung, theo đó cho phép người không phải là chủ sở hữu được quyền trực tiếp nắm giữ, chi phối bao gồm: quyền đối với bất động sản liền kề, quyền hƣởng dụng, quyền bề mặt.
Thứ năm, BLDS năm 2015 cụ thể hóa quy định của Hiến pháp năm 2013 về
giới hạn quyền dân sự, theo đó, quyền dân sự, trong đó có quyền sở hữu chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trƣờng hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng (Điều 2).
Thứ sáu, BLDS năm 2015 đã khẳng định cơ chế bảo vệ quyền sở hữu, quyền
khác đối với tài sản với các nội dung sau:
(1) Quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản không bị hạn chế, bị tước đoạt
trái luật; trƣờng hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng chống thiên tai, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của tổ chức, cá nhân theo giá thị trường (Điều 163).
(2) Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền tự bảo vệ trước  các hành vi xâm phạm quyền. Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền tự bảo vệ, ngăn chặn bất kỳ ngƣời nào có hành vi xâm phạm quyền của mình bằng những biện pháp không trái với quy định của pháp luật; quyền yêu cầu người khác chấm dứt hành vi vi phạm (Điều 11, Điều 12).
(3) Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ bẳng phương thức khiếu nại hành chính tại cơ quan hành chính; khởi kiện tại Tòa án để thông qua đó bảo vệ quyền của mình (như đòi lại tài sản của mình đang bị ngƣời khác chiếm giữ bất hợp pháp; chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại…). Pháp luật hành chính cũng quy định về các biện pháp hành chính mà Nhà nước được sử dụng để thực hiện việc bảo vệ quyền sở hữu khi có hành vi xâm phạm quyền sở hữu tài sản nhà nước như các biện pháp cưỡng chế, phòng ngừa và ngăn chặn. Pháp luật hình sự bảo vệ quyền sở hữu thông qua việc quy định những hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm quyền sở hữu bị coi là tội phạm và quy định các mức hình phạt tƣơng xứng với những loại hành vi phạm đó.
(4) Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền kiện đòi tài
sản. Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật. Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ sự chiếm hữu của chủ thể đang có quyền khác đối với tài sản đó (Điều 166).
Chủ sở hữu được đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc bất động sản từ người chiếm hữu ngay tình, trừ các trường hợp:
– Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhƣng tài sản đã được đăng ký tại cơ
quan nhà nƣớc có thẩm quyền, sau đó đƣợc chuyển giao bằng một giao dịch dân sự khác cho người thứ ba ngay tình và ngƣời này căn cứ vào việc đăng ký đó mà xác lập, thực hiện giao dịch thì giao dịch đó không bị vô hiệu.
-Trường hợp tài sản phải đăng ký mà chưa được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì giao dịch dân sự với người thứ ba bị vô hiệu, trừ trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá tại tổ chức có thẩm quyền hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhƣng sau đó chủ thể này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị huỷ, sửa.
Trong các trường hợp trên chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ người thứ ba ngay tình, nếu giao dịch dân sự với người này không bị vô hiệu nhưng có quyền khởi kiện, yêu cầu chủ thể có lỗi dẫn đến việc giao dịch đƣợc xác lập với người thứ ba phải hoàn trả những chi phí hợp lý và bồi thường thiệt hại (Điều 133).
(5) Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền yêu cầu chủ thể khác chấm dứt hành vi xâm phạm quyền. Khi thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản, chủ thể có quyền yêu cầu người có hành vi cản trở trái pháp luật phải chấm dứt hành vi đó hoặc có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người đó chấm dứt hành vi vi phạm (Điều 164, Điều 169).
(6) Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền yêu cầu chủ thể gây thiệt hại cho tài sản phải bồi thường. Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền yêu cầu người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản bồi thƣờng thiệt hại (Điều 170).
2.1.2. Luật Đất đai năm 2013
Nhằm thể chế hóa quy định tại Điều 53, 54 Hiến pháp 2013, Luật Đất đai năm 2013 đã có các quy định về việc quản lý và sử dụng đất thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu.
Thứ nhất, Luật Đất đai quy định cụ thể về trách nhiệm của Nhà nước quyềncủa Nhà nước với tư cách là đại diện chủ sở hữu toàn dân đối với đất đai và thống nhất quản lý đất. Nhà nƣớc thực hiện quyền quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quy định hạn mức giao đất nông nghiệp, hạn mức giao đất ở, hạn mức công nhận QSDĐ ở và hạn mức nhận chuyển QSDĐ nông nghiệp; quy định thời hạn sử dụng; trao QSDĐ cho người sử dụng đất thông qua các hình thức giao đất, cho thuê đất và công nhận QSDĐ; quyết định thu hồi đất để sử dụng vào các mục đích quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; quyết định trƣng dụng đất trong trường hợp thật cần thiết để thực hiện nhiệm vụ quốc
phòng, an ninh hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai; quy định nguyên tắc, phƣơng pháp định giá đất, ban hành khung giá đất, bảng giá đất và quyết định giá đất cụ thể; quyết định chính sách thu, chi tài chính về đất đai; điều tiết phần giá trị tăng thêm từ đất mà không do đầu tƣ của ngƣời sử dụng đất mang lại thông qua chính sách thuế, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, đầu tư cơ sở hạ tầng và chính sách hỗ trợ cho ngƣời có đất thu hồi (Điều 13).
Thứ hai, Luật Đất đai phân cấp rõ việc thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu
về đất đai của các cơ quan Nhà nước. Theo đó, Quốc hội ban hành luật, nghị quyết về đất đai; quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia; thực hiện quyền giám sát tối cao đối với việc quản lý và sử dụng đất đai trong phạm vi cả nước. Hội đồng nhân dân các cấp thực hiện quyền thông qua quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương mình trước khi trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; thông qua bảng giá đất, việc thu hồi đất thực hiện các dự án phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng của địa phương; giám sát việc thi hành pháp luật về đất đai tại địa phương. Về việc quản lý đất đai theo lãnh thổ, Luật Đất đai quy định Chính phủ thống nhất quản lý nhà nƣớc về đất đai trong phạm vi cả nước; Bộ
Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc thống nhất quản lý nhà nƣớc về đất đai; Bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm giúp Chính phủ trong quản lý nhà nước về đất đai; Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm quản lý nhà nước về đất đai tại địa phương theo thẩm quyền (Điều 23).
Thứ ba, Luật Đất đai năm 2013 quy định QSDĐ và tài sản gắn liền với đất hợp pháp của người sử dụng đất được Nhà nước bảo hộ, tuy nhiên, đặt trong bối cảnh phải hài hòa với quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước và cá nhân, tổ chức khác (Điều 26). Việc bảo đảm, tôn trọng quyền của chủ sử dụng đất được thể hiện thông qua:
(1) Ngƣời sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận QSDĐ, quyền sở hữu nhà
ở và tài sản khác gắn liền với đất, thể hiện sự công nhận quyền của Nhà nước của cá nhân, tổ chức đối với phần đất đai đó;
(2) Người trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối không có đất sản xuất do quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất và chuyển đổi cơ cấu kinh tế đƣợc tạo điều kiện đào tạo nghề, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm;
(3) Người sử dụng đất được bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nƣớc thu
hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng theo quy định của pháp luật;
(4) Nhà nƣớc không thừa nhận việc đòi lại đất đã đƣợc giao theo quy định
của Nhà nƣớc cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
(5) Đồng bào dân tộc thiểu số đƣợc tạo điều kiện về đất ở, đất sinh hoạt cộng đồng cho phù hợp với phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa và điều kiện thực tế của từng vùng cũng như trực tiếp sản xuất nông nghiệp ở nông thôn có đất để sản xuất nông nghiệp;

(6) Quyền tiếp cận của tổ chức, cá nhân đối với hệ thống thông tin đất đai
đƣợc bảo đảm.
2.1.3 Luật Nhà ở năm 2014, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014
Luật Nhà ở được ban hành năm 2014 đã có các quy định điều chỉnh hầu hết các vấn đề liên quan đến lĩnh vực nhà ở từ phát triển nhà ở, sở hữu nhà ở, quản lý, sử dụng nhà ở, giao dịch về nhà ở, quản lý nhà nƣớc về nhà ở. Các quy định của Luật này đã tạo cơ sở thúc đẩy đầu tƣ xây dựng nhà ở, đặc biệt là nhà ở xã hội, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân. Để tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện Luật Nhà ở năm 2014, Chính phủ đã ban hành 05 Nghị định  hướng dẫn. Căn cứ nhiệm vụ đƣợc giao tại Luật Nhà ở cũng như tại Nghị định của Chính phủ, Bộ Xây dựng cũng đã ban hành 04 Thông tư để hướng dẫn thực hiện Luật Nhà ở và các Nghị định này. Có thể nói, việc hoàn thiện hệ thống văn
bản pháp luật về nhà ở đã tạo hành lang pháp lý cho các tổ chức, cá nhân tham gia lĩnh vực nhà ở và giúp cơ quan chức năng tăng cường quản lý nhà nước về lĩnh vực nhà ở.
Luật Nhà ở năm 2014 cùng với các Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Đầu
tư, Luật Bảo vệ môi trường…. đã có các quy định cụ thể về đầu tư kinh doanh nhà ở.
Các quy định này góp phần xóa bỏ một loạt các rào cản đầu tư, kinh doanh
không phù hợp với thông lệ KTTT và cam kết hội nhập của Việt Nam, tạo cơ sở pháp lý cho việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh theo hướng ngày càng thuận lợi, minh bạch và bình đẳng giữa các doanh nghiệp và nhà đầu tư. Bên cạnh đó, các lĩnh vực như quản lý sử dụng nhà chung cư, nhà ở thuộc sở hữu nhà nước ngày một đi vào nề nếp, nâng cao chất lượng sống của người dân tại các khu nhà này.

Về sở hữu nhà ở của cá nhân, tổ chức nƣớc ngoài tại Việt Nam, Luật Nhà ở
năm 2014 mở rộng điều kiện, đối tƣợng và quy định đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực nhà ở đã tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức nước ngoài mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam, góp phần thúc đẩy hợp tác kinh tế quốc tế, đồng thời khuyến khích các tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia đầu tư vào Việt Nam.
Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014 cũng đã định hướng, tạo hành lang
pháp lý cho các cơ quan quản lý nhà nước từng bƣớc quản lý hiệu quả, đưa hoạt động của thị trƣờng bất động sản đi vào nề nếp, ngày càng minh bạch, công khai.
Để triển khai hƣớng dẫn Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014, Chính phủ đã ban hành 03 Nghị định hƣớng dẫn thi hành Luật Kinh doanh bất động sản. Giao Bộ Xây dựng ban hành 03 Thông tư hướng dẫn, tổ chức triển khai Luật Kinh doanh bất động sản.
2.1.4 Luật SHTT năm 2005, được sửa đổi, bổ sung năm 2009 và 2019
Luật SHTT năm 2005, được sửa đổi, bổ sung năm 2009 và 2019 đã cụ thể hóa
các quy định của quyền sở hữu đối với một loại tài sản vô hình là tài sản SHTT (quyền tác giả, quyền liên quan, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng), theo đó:
Thứ nhất, Luật SHTT đã đưa ra các căn cứ xác lập quyền SHTT, cơ chế xác lập quyền nhằm bảo vệ tối đa quyền của chủ sở hữu, như: (i) quyền tác giả và quyền liên quan được xác lập và bảo hộ hoàn toàn “tự động” chứ không cần phải đăng ký xác lập quyền với điều kiện đối tƣợng quyền tác giả phải đƣợc thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định mà không phải chỉ là những ý tưởng trong đầu tác giả (Điều 6); (ii) quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng chỉ được xác lập trên cơ sở đăng ký xác lập quyền và đáp ứng đầy đủ các điều kiện bảo hộ, (Điều 90, 91)…
Thứ hai, Luật SHTT cũng đặt ra một số giới hạn của chủ sở hữu tài sản SHTT để bảo vệ lợi ích công cộng, bảo vệ an ninh, quốc phòng, đó là: trong một số trường hợp (tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân; trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình,…), việc sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao cho tác giả hoặc đối với sáng chế, chủ sở hữu sáng chế có nghĩa vụ sản xuất sản phẩm được bảo hộ hoặc áp dụng quy trình được bảo hộ để đáp ứng nhu cầu quốc phòng, an ninh, phòng bệnh, chữa bệnh, dinh dưỡng cho nhân dân hoặc các nhu cầu cấp thiết khác của xã hội. Khi có các nhu cầu quy định tại khoản này mà chủ sở hữu sáng chế không thực hiện nghĩa vụ đó thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể chuyển giao quyền sử dụng sáng chế cho người khác mà không cần sự cho phép của chủ sở hữu sáng chế (Điều 25, Điều 133, Điều 136).
2.1.5. Luật Doanh nghiệp năm 2014 và Luật Đầu tư năm 2014
Cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013, Điều 5 Luật Doanh nghiệp năm 2014 đãđịnh: “Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu tài sản, vốn đầu tư, thu nhập, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của doanh nghiệp, chủ sở hữu doanh nghiệp, nhà đầu tư”. Tài sản và vốn đầu tư hợp pháp của doanh nghiệp và chủ sở hữu doanh  nghiệp không bị quốc hữu hóa, không bị tịch thu, trƣng thu bằng biện pháp hành chính. Khoản 1 Điều 7 Luật này cũng quy định một trong các quyền của doanh nghiệp là “Tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm”.
Luật Đầu tư năm 2014 cũng đã có quy định về bảo đảm đầu tư, bao gồm: bảo đảm quyền sở hữu tài sản; bảo đảm hoạt động đầu tư kinh doanh; bảo đảm chuyển tài sản của nhà đầu tư nước ngoài ra nước ngoài; bảo đảm đầu tư kinh doanh trong trường hợp thay đổi pháp luật.  Thực chất đây cũng là cam kết của Chính phủ về bảo đảm quyền sở hữu tài sản theo nghĩa rộng đối với nhà đầu tư.

2.2 Nhóm văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh vấn đề tổ chức bộ máy nhà nước và quản lý trật tự công
2.2.1 Hệ thống các văn bản về tổ chức bộ máy

Hệ thống các văn bản về tổ chức bộ máy như: Luật Tổ chức Quốc hội năm2014, Luật Tổ chức Chính phủ năm 2014, Luật Tổ chức Tòa án năm 2014, Luật Tổ chức chính quyền địa phƣơng năm 2015… và các văn bản hướng dẫn thi hành tuy không trực tiếp điều chỉnh vấn đề về quyền sở hữu nhƣng cũng gián tiếp góp phần bảo đảm quyền sở hữu được xác lập, thực hiện, bảo vệ trên thực tế. Các cơ quan nhà nước có sự phân công, phân nhiệm theo chức năng, nhiệm vụ theo ngành và theo lãnh thổ sẽ tạo ra một hệ thống các cơ quan lập pháp, cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan tư pháp từ trung ương đến địa phương điều chỉnh các quan hệ xã hội nói chung và quyền sở hữu tài sản của các cá nhân, tổ chức nói riêng.
2.2.2 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012
Thể chế hóa các quy định của Hiến pháp 2013 liên quan tới việc bảo vệ quyền ở hữu bằng việc quy định những điều kiện, yêu cầu nhằm quản lý và bảo vệ tài sản của Nhà nước, tổ chức và cá nhân, trong một số trường hợp, Nhà nước sử dụng biện pháp cưỡng chế, phòng ngừa, ngăn chặn đối với các cá nhân, tổ chức đã có hành vi vi phạm hành chính xâm phạm đến tài sản, quyền sở hữu tài sản của chủ thể khác.
Cụ thể, Luật này đã quy định các hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục hậu quả nhằm phần nào làm giảm bớt thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật gây ra.

(Tổng hợp các giải đáp, hướng dẫn nghiệp vụ về xử phạt vi phạm hành chính)
2.2.3 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
Thể chế hóa quy định của Hiến pháp 2013, Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định một số hành vi nhất định xâm phạm quyền sở hữu là tội phạm và quy định mức hình phạt tương ứng với các hành vi phạm tội đó.
Ngoài ra, các quy định về quyền sở hữu tài sản tại Hiến pháp 2013 còn đƣợc
thể chế hóa ở nhiều văn bản luật khác nhƣ: Luật Khoáng sản , Luật Tài nguyên nước…

Như vậy, các quy định về quyền sở hữu tại Hiến pháp 2013 đã được thể chế hoá trong nhiều ngành luật, trong nhiều văn bản QPPL khác nhau, tạo thành một hệ thống thống nhất, tương hỗ lẫn nhau, cụ thể như sau:
(1) Xác định rõ các loại hình thức sở hữu, không phân biệt đối xử giữa các chế độ và hình thức sở hữu, các thành phần kinh tế trong nền KTTT.
(2) Ghi nhận sự đa dạng, phong phú của các loại tài sản;
(3) Thiết lập cơ chế rõ ràng về công nhận; bảo đảm; bảo vệ quyền sở hữu;
(4) Thúc đẩy việc đưa tài sản vào lƣu thông, giao dịch bằng hoạt động đầu tư, thương mại, xác lập, thực hiện giao dịch;
(5) Giảm sự can thiệp bằng biện pháp hành chính của Nhà nước vào các quan hệ dân sự, kinh tế; dần tháo gỡ các vướng mắc, rào cản trong sản xuất, kinh doanh, phát triển lành mạnh thị trường.

Phần 2. Đánh giá pháp luật về quyền sở hữu tài sản

Phần 3. Thực trạng thi hành pháp luật về sở hữu tài sản

Trích từ Dự thảo Đề án “Thể chế hóa đầy đủ quyền sở hữu tài sản của tổ chức, cá nhân đã được quy định trong Hiến pháp năm 2013, bảo đảm quyền tài sản được giao dịch thông suốt, hiệu lực thực thi và bảo vệ có hiệu quả” của Bộ Tư pháp

Rubi

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *