Theo mục III của Thông báo 663/TB-BTC thì phần I Kiến thức chung gồm 60 câu hỏi hiểu biết chung về hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội; quản lý hành chính nhà nước; công chức, công vụ và các kiến thức khác để đánh giá năng lực (Chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về ngành tài chính; chức trách, nhiệm vụ của công chức theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển)
1.Hiến pháp Việt Nam năm 2013.
2.Luật Tổ chức Chính phủ số 76/2015/QH13 năm 2015.Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ số 76/2015/QH13 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13.
3. Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ; Nghị định 101/2020/NĐ-CP về sửa đổi Nghị định 123/2016/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ
4. Nghị định 87/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệmvụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính ( Đã cập nhật Nghị định 14/2023/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính)
5. Luật ngân sách nhà nước 2015; Nghị định 163/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật ngân sách nhà nước
6. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015; Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020; Nghị định 34/2016/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Nghị định 154/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 34/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
7. .Luật Cán bộ, công chức năm 2008 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức, viên chức năm 2019
8. Nghị định số 138/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.
9. Nghị định 62/2020/NĐ-CP về vị trí việc làm và biên chế công chức
10. Nghị định số 112/2020/NĐ-CP ngày 18/9/2020 của Chính phủ về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức (đã cập nhật Nghị định 71/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 112/2020/NĐ-CP)
11. Nghị định 90/2020/NĐ-CP về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức (Đã cập nhật Nghị định 48/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 90/2020/NĐ-CP)
12.Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; Nghị định 89/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 101/2017/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức
13. Quyết định số 1847/QĐ-TTg ngày 27/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Văn hóa công vụ.
14. Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018.
15. Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2013
16.Nghị quyết số 18-NQ/TW Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII ngày 27/10/2017 về một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tô chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
17.Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa XI), ngày 17/4/2015 về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
18.Nghị quyết số 26-NQ/TW Hội nghị Trung ương lần thứ bảy (Khóa XII) ngày 19/5/2018 về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.
19.Nghị quyết số 27-NQ/TW Hội nghị Trung ương lần thứ bảy (Khóa XII) ngày 21/5/2018 về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.
Dưới đây là một số câu trong Bộ câu hỏi trắc nghiệm kiến thức chung ôn thi công chức cơ quan Bộ Tài chính năm 2022 theo Thông báo 663/TB-BTC ngày 25/10/2022 của Bộ Tài chính về việc thi tuyển dụng công chức cơ quan Bộ Tài chính năm 2022:
Câu 1. Vị trí pháp lý của Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam
A.Là cơ quan chấp hành của Nhà nước.
B.Là cơ quan chấp hành của Quốc hội.
C.Là cơ quan quyền lực của nhà nước.
D.Là cơ quan quyền lực của Quốc hội.
Đáp án B
Câu 2. Theo Hiến pháp 2013 thì chức năng nào không phải của Chính phủ?
A.Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội.
B.Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
C.Chính phủ là cơ quan duy nhất có thẩm quyền ban hành văn bản dưới luật.
D. Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội.
Đáp án C
Câu 3. Luật tổ chức Chính phủ được Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam khóa XIII kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 19-6-2015 quy định số lượng cấp phó như thế nào?
A.Số lượng Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang bộ không quá 4; Bộ Quốc phòng, Bộ Công an không quá 6.
B.Số lượng Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang bộ không quá 5; Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ ngoại giao không quá 6.
C.Số lượng Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang bộ không quá 4; Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ ngoại giao không quá 5.
D.Số lượng Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang bộ không quá 4; Bộ Quốc phòng, Bộ Công an không quá 5.
Đáp án B
Câu 4. Cục (trừ các cục đặt tại địa phương), thanh tra, văn phòng thuộc tổng cục có từ 04 tổ chức trở lên được bố trí không quá bao nhiêu cấp phó? (Mới theo NĐ 101/2020)
a) 01
b) 02
c) 03
Đáp án C
Câu 5. Thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm và cách chức Tổng cục trưởng và các Phó Tổng cục trưởng?
a) Bộ trưởng Bộ Nội vụ
b) Bộ trưởng Bộ Tài chính
c) Thủ tướng Chính phủ
d) Chính phủ
Đáp án B
Câu 6. Bội thu ngân sách trung ương được xác định như thế nào?
a) Được xác định bằng chênh lệch lớn hơn giữa tổng dự toán thu ngân sách trung ương và tổng dự toán chi ngân sách trung ương trong một năm ngân sách.
b) Được xác định bằng chênh lệch lớn hơn hoặc bằng giữa tổng dự toán thu ngân sách trung ương và tổng dự toán chi ngân sách trung ương trong một năm ngân sách.
c) Được xác định bằng chênh lệch lớn hơn giữa tổng dự toán thu ngân sách trung ương và tổng dự toán chi ngân sách trung ương trong một năm.
d) Được xác định bằng chênh lệch lớn hơn giữa tổng thu ngân sách trung ương và tổng chi ngân sách trung ương trong một năm ngân sách.
Đáp án A
Câu 7. Theo Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015 thì Chi đầu tư phát triển là?
a) nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước, gồm chi đầu tư xây dựng cơ bản và một số nhiệm vụ chi đầu tư khác theo quy định của pháp luật.
b) nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội và các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế – xã hội.
c) nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước nhằm bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, hỗ trợ hoạt động của các tổ chức khác và thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của Nhà nước về phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Đáp án A
Câu 8. Thủ tướng Chính phủ có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật nào dưới đây?
a) Nghị quyết
b) Nghị định
c) Quyết định
d) Tất cả đáp án trên
Đáp án C
Câu 9. Địa danh ghi trên văn bản do cơ quan nhà nước ở trung ương ban hành là?
a) tên gọi của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nơi cơ quan ban hành văn bản đóng trụ sở
b) tên gọi chính thức của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, quận, huyện, thị xã, thành phố nơi cơ quan ban hành văn bản đóng trụ sở
c) tên gọi chính thức của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nơi cơ quan ban hành văn bản đóng trụ sở
Đáp án C
Câu 10. Cán bộ, Công chức bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị kết án về tội phạm tham nhũng thì? (Luật mới)
a) đương nhiên bị buộc thôi việc kể từ ngày bản án, quyết định được tuyên
b) đương nhiên bị buộc thôi việc kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực
c) đương nhiên bị buộc thôi việc kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật
Đáp án C
Câu 11. Thẩm quyền điều động công chức?
a) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức được phân công, phân cấp quản lý công chức quyết định việc điều động công chức thuộc thẩm quyền quản lý hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật.
b) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức được phân công, phân cấp quản lý công chức quyết định việc điều động công chức thuộc thẩm quyền quản lý
c) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức được phân công, phân cấp quản lý công chức trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật.
Đáp án A
Câu 12. Đâu không phải là Căn cứ xác định biên chế công chức?
a) Vị trí việc làm và khối lượng công việc của từng vị trí việc làm;
b) Mức độ hiện đại hóa về trang thiết bị, phương tiện làm việc và ứng dụng công nghệ thông tin;
c) Thực tế việc sử dụng biên chế công chức được giao;
d) Mức độ phức tạp, tính chất, đặc điểm, quy mô hoạt động; phạm vi, đối tượng phục vụ; quy trình quản lý chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Đáp án D
Câu 13. Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng đối với vi phạm quy định của pháp luật về: phòng, chống bạo lực gia đình; dân số, hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; an sinh xã hội ; thì bị xử lý kỷ luật ở hình thức nào?
a) Khiển trách.
b) Cảnh cáo.
c) Hạ bậc lương
d) Bãi nhiệm.
Đáp án C
Câu 14. Nhận định nào sau đây là một trong những nguyên tắc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức?
Căn cứ vào tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức; tiêu chuẩn chức vụ cán bộ.
Đề cao ý thức tự học và việc lựa chọn chương trình bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm của cán bộ, công chức, viên chức.
Phân cấp bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch, chức danh nghề nghiệp, tiêu chuẩn chức vụ cán bộ.
Chú trọng tổ chức bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm.
Đáp án B
Câu 15. Một trong những mục tiêu cụ thể từ năm2021 đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII?
a) Đến năm 2025, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức cao hơn mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp
b) Đến năm 2025, tiền lương cao nhất của cán bộ, công chức, viên chức cao hơn mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.
c) Đến năm 2025, tiền ương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức cao hơn mức lương cao nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp
d) Đến năm 2030, tiền lương cao nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất của vùng cao nhất của khu vực doanh nghiệp
Đáp án B
Câu 16. Theo Nghị quyết 39 thì Cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức như thế nào?
a) theo ngạch, chức danh nghề nghiệp, vị trí việc làm và trình độ đào tạo phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, bảo đảm cơ cấu phù hợp về nữ, người dân tộc thiểu số.
b) theo ngạch, chức danh nghề nghiệp, vị trí việc làm hoặc trình độ đào tạo phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, bảo đảm cơ cấu phù hợp về nữ, người dân tộc thiểu số.
c) theo ngạch, chức danh nghề nghiệp, vị trí việc làm và trình độ đào tạo phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, bảo đảm cơ cấu phù hợp về giới tính, người dân tộc thiểu số.
Đáp án A
Câu 17. Theo Nghị quyết 76/NQ-CP Đến năm bao nhiêu tiến hành tổng kết, đánh giá thực hiện Chương trình tổng thể.
a) năm 2023
b) năm 2025
c) năm 2027
d) năm 2029
Đáp án D
Liên hệ kesitinh355@gmail.com hoặc Zalo: 0935634572 để tải:Bộ câu hỏi trắc nghiệm kiến thức chung ôn thi công chức cơ quan Bộ Tài chính năm 2022 theo Thông báo 663/TB-BTC ngày 25/10/2022 của Bộ Tài chính về việc thi tuyển dụng công chức cơ quan Bộ Tài chính năm 2022, gồm 1525 câu
Tải tiếng anh trình độ A2 thi công chức, viên chức tại đây