Xác định người nộp số lợi bất hợp pháp khi người vi phạm chết

Trong thực tiễn vi hạm hành chính có nhiều trường hợp cá nhân vi phạm đã chết thì cơ quan có thẩm quyền mới phát hiện hành vi vi phạm và tiến hành lập biên bản xử lý vi phạm hành chính. Tuy nhiên, một vướng mắc đặt ra là người vi phạm đã chết thì có bị xử phạt vi phạm hành chính hay không? và ai là người nộp số lợi bất hợp pháp có được đối với những vi phạm có quy định buộc số lợi bất hợp pháp (như trong lĩnh vực đất đai theo Nghị định 91/2019/NĐ-CP).

Không xử phạt hành chính người đã chết

Theo quy định tại Điều 65 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, sửa đổi, bổ sung năm 2020 thì trường hợp người vi phạm đã chết thì không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, tuy nhiên  vẫn phải ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính nếu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thuộc loại cấm tàng trữ, cấm lưu hành hoặc tang vật, phương tiện mà pháp luật có quy định hình thức xử phạt tịch thu và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với hành vi vi phạm hành chính đó.

Điều 65. Những trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính

1. Không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong những trường hợp sau đây:

a) Trường hợp quy định tại Điều 11 của Luật này;

b) Không xác định được đối tượng vi phạm hành chính;

c) Hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 6 hoặc hết thời hạn ra quyết định xử phạt quy định tại khoản 3 Điều 63 hoặc khoản 1 Điều 66 của Luật này;

Xác định người nộp số lợi bất hợp pháp khi người vi phạm chết
Xác định người nộp số lợi bất hợp pháp khi người vi phạm chết

d) Cá nhân vi phạm hành chính chết, mất tích, tổ chức vi phạm hành chính đã giải thể, phá sản trong thời gian xem xét ra quyết định xử phạt;

đ) Chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm theo quy định tại Điều 62 của Luật này

2. Đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này, người có thẩm quyền không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng vẫn phải ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính nếu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thuộc loại cấm tàng trữ, cấm lưu hành hoặc tang vật, phương tiện mà pháp luật có quy định hình thức xử phạt tịch thu và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với hành vi vi phạm hành chính đó.
Quyết định phải ghi rõ lý do không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính; tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu; biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng, trách nhiệm và thời hạn thực hiện.
Việc tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản này không bị coi là đã bị xử phạt vi phạm hành chính”

Về biểu mẫu áp dụng biện pháp buộc khắc phục hậu quả trong trường hợp người vi phạm đã chết được thực hiện theo mẫu số 15 của Nghị định 118/2021/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Người thừa kế nộp số lợi bất hợp pháp

Trường hợp người vi phạm đã chết mà có người kế thừa quyền và nghĩa vụ đối với di sản mà người chết để lại thì người thừa kế có nghĩa vụ nộp số lợi bất hợp pháp có được do hành vi vi phạm của người để lại di sản thừa kế theo quy định tại Điều 615 Bộ luật Dân sự 2015:

Điều 615. Thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại

1. Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.

3. Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

4. Trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.”

Nhà nước được hưởng khi không có người thừa kế

Trường hợp người có hành vi vi phạm không có người kế thừa quyền và nghĩa vụ hoặc những người thừa kế từ chối hưởng di sản do người có hành vi vi phạm để lại thì sẽ không thi hành biện pháp buộc khắc phục hậu quả nộp lại số lợi bất hợp pháp mà nhà nước sẽ là người thừa hưởng đối với diện tích đất, tài sản của người vi phạm đã chết.

Điều 622. Tài sản không có người nhận thừa kế

Trường hợp không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có nhưng không được quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản thì tài sản còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà không có người nhận thừa kế thuộc về Nhà nước.”

Trên đây là quy định của pháp luật về buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả nộp lại số lợi bất hợp có được do người vi phạm đã chết.

Rubi

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *